Quy trình nhập khẩu bằng đường hàng không

Chi tiết các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa

Dịch vụ vận chuyển

Khi giao thương được mở rộng, xuất khẩu hàng hóa đang ngày càng được biết đến nhiều hơn. Các đơn vị xuất khẩu hàng hóa ngày càng được mở rộng và quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa cũng được lan truyền rộng rãi. 

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết các bước trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Từ đó, bạn sẽ hình dung được cách thức mà hàng hóa được luân chuyển đến một nước là như thế nào. Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

Đặt lịch phương tiện vận chuyển

Các bước nhập khẩu hàng hóa
Các bước nhập khẩu hàng hóa

Điều đầu tiên và dễ hình dung nhất trong các quy trình vận chuyển hàng nhập khẩu là phải xác định được loại hàng hóa mà mình muốn nhập khẩu là gì. Để xác định được từng loại hàng hóa uy tín và chất lượng bạn có thể xem qua trên các trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới như: Amazon, Alibaba,…Bên cạnh đó cũng cần xem sơ qua một số loại thủ tục hải quan trước để xem có đủ yêu cầu nhập khẩu sản phẩm hay chưa. 

Tiếp đến người mua sẽ chọn phương tiện để vận chuyển hàng hóa, để chọn loại phương tiện, cần lưu ý những điều mà https://nhattinquocte.net mang đến sau: 

  • Lưu ý cảng đi và cảng đến: cần phải xác định đâu là cảng đi và đến của hàng hóa để tính toán chi phí vận chuyển
  • Tên hàng và những nguy hiểm cần có: Vì sẽ có một số mặt hàng nhạy cảm không được vận chuyển nên bạn cũng cần lưu ý về vấn đề này. 
  • Book lịch nhập khẩu hàng cho phù hợp: Để tránh trường hợp cancel booking ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  
  • Mua bảo hiểm cho hàng hóa: Để hạn chế những rủi ro không mong muốn khi vận chuyển đường dài

Với những dịch vụ như chuyển hàng đi canada giá rẻ,dịch vụ chuyển hàng đi mỹ giá rẻ, dịch vụ chuyển hàng đi úc bạn cũng cần thực hiện các thủ tục hải quan với một số loại hàng hóa.

Chuẩn bị các thủ tục hải quan cần thiết

Quy trình nhập khẩu bằng đường hàng không
Quy trình nhập khẩu bằng đường hàng không

Tùy theo từng loại hàng hóa, từng mã hàng mà người nhập khẩu phải làm các thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định của nhà nước, tránh tình trạng hàng cập bến mới đi làm sẽ phát sinh thêm các khoản chi phí DEM,DET,..

Thông thường thì thời gian để xin giấy phép ở cục hoặc bộ là 7-10 ngày, nếu gửi bằng đường bưu điện thì nên cộng thêm thời gian gửi và nhận thư. 

Đối với hàng nhập có giấy phép: doanh nghiệp phải có giấy phép khi đăng ký tờ khai hải quan và phải khai báo đầy đủ thông tin giấy phép trên tờ khai.

Cần phải có thêm giấy phép kiểm dịch thực vật, động vật, phân loại thiết bị y tế (đối với mặt hàng y tế), chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm,…tùy yêu cầu từng loại hàng.

Xem thêm:

Kiểm tra tiến độ đầu xuất khẩu

Cho dù việc kiểm tra đóng hàng là nhiệm vụ của bên xuất khẩu nhưng để hạn chế tối đa những vấn đề không mong muốn trong quá trình nhập khẩu bạn nên kiểm tra tiến độ và sự di chuyển của hàng hóa qua từng cảng. 

Trước khi hàng được đóng, shipper phải chụp hình container rỗng nhằm đảm bảo không xảy ra vấn đề hư hại gì. Vì nếu container bị hư hại bạn sẽ phải chi trả cho hãng tàu. 

Kiểm tra số cont/seal: khi hàng về tới người mua nên đối chiếu lại so với cont thực tế(số cont/seal trên B/L) nếu có thông tin nào sai lệch thì thông báo cho bên xuất khẩu hoặc công ty bảo hiểm để xác nhận trước.

Kiểm tra số container để chắc chắn số lượng hàng hóa trên mỗi container đó 

Kiểm tra cont sau khi đóng hàng xong để chắc chắn hàng được đóng gói đúng cách và làm đủ quy trình trước khi xuất/ nhập khẩu. 

Bước cuối là kiểm tra tình trạng chốt seal để đảm bảo rằng hàng hóa không bị mất trong suốt quá trình vận chuyển.

Nhận và kiểm tra chứng từ

Kiểm tra chứng từ là bước vô cùng quan trọng
Kiểm tra chứng từ là bước vô cùng quan trọng

Trước khi nhập khẩu cần xác định xem lô hàng đó gồm có những gì và những yêu cầu gì từ phía người bán để có thể chuẩn bị các chứng từ đó kịp thời. 

Sau khi hàng được đóng xong, shipper sẽ gửi chứng từ chính thực bằng email hoặc bằng chuyển phát nhanh. Việc của bạn là kiểm tra thật kỹ cho đến khi những thông tin trên chứng từ khớp với nhau, nếu không khớp thì tiến hành bổ sung và điều chỉnh. Những thông tin trên chứng từ bao gồm: tên shipper, consignee, cảng đi, cảng đến, tên tàu/số chuyến, tên hàng, hs code,…Cuối cùng, bạn gửi chứng từ chính thức đi. Khi kiểm tra như vậy sẽ tránh được những lỗi nhỏ trong quá trình hàng hóa đến các cảng cũng như cơ quan nhà nước.

Các chứng từ cơ bản phải có gồm: Commercial invoice, Packing list, Bill of lading. Một số chứng từ khác bao gồm: Fumi, Phyto, Health Certificate, C/Q,…

Nhận thông báo hàng đến

Trước khi hàng hóa đến tầm 1 ngày bạn sẽ nhận được thông báo đến từ hãng tàu hoặc forwarder. Giấy thông báo hàng đến hay còn được gọi là arrival notice là giấy thông báo chi tiết hàng hóa của hãng tàu giao nhận. Giấy này nhằm thông báo thời gian cập bến của lô hàng với những thông tin tương tự như trong bill. 

Làm thủ tục hải quan và thanh lý tờ khai

Nếu nhập hàng hóa bằng đường biển thì đây là khâu quan trọng nhất. Để có thể khai báo hải quan, bạn cần một số giấy tờ sau: Commercial invoice, Packing list, Bill of lading, Certificate of origin, Giấy phép nhập khẩu (nếu có), Hóa đơn cước (nếu có), Các chứng từ khác, Chữ ký số của doanh nghiệp,…

Sau khi nộp các giấy tờ đó sẽ có 3 kết quả được trả về mà https://ekhuyenmai.vn liệt kê:

  • Tờ khai luồng xanh: đóng thuế để tiến hành in mã vạch khi thanh lý, nhận hàng
  • Tờ khai luồng vàng: đóng thuế trước hoặc sau khi bạn làm thủ tục mở tờ khai
  • Tờ khai luồng đỏ:tương tự như tờ khai luồng vàng nhưng sẽ tiến hành làm thủ tục kiểm tra hàng hóa thực tế

Cuối cùng, người nhập khẩu sẽ bắt đầu mở tờ khai. Để thực hiện được bước này, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:Giấy giới thiệu, Tờ khai phân luồng, Invoice, Packing list, Bill of lading, Các chứng từ cần thiết khác (C/O, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu,…).

Sau đó xuất trình hồ sơ trên cho hải quan. Nếu các chứng từ đã hợp lệ, hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống.

Vận chuyển hàng hóa về kho

Sau khi tiến hành thanh lý tờ khai, mang D/O đến thương vụ cảng để đóng tờ khai. Giao cho tài xế các giấy tờ như phiếu EIR, D/O,… để tài xế trình hải quan giám sát cổng.

Khi xe chở hàng về đến kho, hãy tiến hành kiểm tra các giấy tờ như: seal, tình trạng container hoặc xe chở hàng,… Đến khi rút hàng xong, tài xế sẽ mang container trả về cảng hoặc ICD

Nhân viên bãi sẽ kiểm tra tình trạng container rỗng, nếu không có vấn đề gì thì mới được hạ cont, ngược lại nếu cont hư hỏng hoặc dơ thì không cần biết lỗi do đầu xuất hay lỗi do đầu nhập nhưng chủ hàng phải cược 1 khoản phí để hạ container. 

Sau đó nhân viên giao nhận sẽ mang phiếu này đến hãng tàu kiểm tra, xác định mức độ hư hỏng để biết được có được miễn phí tiền sửa chữa, vệ sinh hay không.  

Lưu trữ giấy tờ và hồ sơ

Mọi loại chứng từ, giấy tờ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa cần phải được lưu trữ kỹ lưỡng. Thông thường thời gian này ít nhất là 5 năm để đối chiếu trong trường hợp có phát sinh khiếu nại, bồi thường sau thông quan.

Với những thông tin về quy trình nhập khẩu hàng hóa, bài viết trên hy vọng cung cấp cho bạn cái nhìn toàn điện về các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với chúng tôi. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *