Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu và được tính toán dựa trên cơ sở thu thập tính thuế trong kỳ và thuế suất. Chúng cũng là một trong các nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp mới thành lập vẫn chưa hiểu về loại thuế này. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính và thời hạn nộp thuế theo quy định để quý doanh nghiệp có thể thực hiện đúng và tránh những sai sót không đáng có.
Contents
- 1 Bạn đã biết gì về thuế thu nhập doanh nghiệp?
- 2 Những doanh nghiệp nào cần phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?
- 3 Hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp chi tiết nhất
- 4 Các khoản chi được phép trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- 5 Loại thu nhập nào được miễn tính thuế
- 6 Thời gian khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định
- 7 Kết luận
Bạn đã biết gì về thuế thu nhập doanh nghiệp?
Thuế thu nhập doanh nghiệp được xem là một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các thu nhập khác theo Pháp luật quy định hiện hành.
Những doanh nghiệp nào cần phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?
Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP vào ngày 26/12/2013, hướng dẫn thi hành của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định, các đối tượng bắt buộc phải nộp thuế TNDN bao gồm:
- Các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam quy định.
- Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật nước ngoài quy định và có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú ở Việt Nam.
- Các tổ chức thành lập theo bộ Luật Hợp tác xã.
- Một số đơn vị sự nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam quy định.
- Các tổ chức khác hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế.
>>> Tìm hiểu ngay: Doanh nghiệp fdi là gì? Đặc điểm của doanh nghiệp fdi
Hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp chi tiết nhất
Công thức tính
Theo Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và tại Điều 5 Nghị định 218/2013NĐ-CP, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập thuế trong kỳ * thuế suất (Công thức 1)
Như vậy, theo công thức, để tính được thuế TNDN phải biết được thu nhập thuế trong kỳ và thuế suất, cụ thể được tính như sau:
- Thu nhập tính thuế trong kỳ
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập miễn thuế + Các khoản lỗ đã được kết chuyển theo quy định (Công thức 2)
Trong đó,
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác (Công thức 3)
- Thuế suất thuế TNDN
Theo Điều 10, 13 và 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 sửa đổi và bổ sung năm 2013, Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp quy định là 20%.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế TNDN cao hơn như các doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam hoặc được áp dụng các thuế suất ưu đãi như doanh nghiệp công nghệ cao sẽ được nộp mức thuế thấp hơn.
5 bước để tính được thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo lý thuyết, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo 5 bước sau:
Bước 1: Tính doanh thu tính thuế trong kỳ, chi phí được khấu trừ và các khoản thu nhập khác.
Bước 2: Tính thu nhập chịu thuế theo công thứ 3.
Bước 3: Tính thu nhập miễn thuế, các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.
Bước 4: Tính thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo công thức 2.
Bước 5: Tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo công thứ 1.
Lưu ý: Các bước trên đây chỉ là quy trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo Pháp luật quy định. Trên thực tế, kế toán viên nhập dữ liệu trên phần mềm mà doanh nghiệp sử dụng và gửi cho cơ quan thuế sẽ có nhiều thao tác phức tạp hơn.
>>> Có thể bạn chưa biết: Cách tính thuế thu nhập cá nhân chính xác nhất
Các khoản chi được phép trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Khoản chi được trừ khi tính thuế theo quy định
Theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi (ngoại trừ các khoản chi không được trừ) nếu đáp ứng đủ các điều kiện được quy định như sau:
- Khoản chi thực tế bị phát sinh có liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
- Khoản chi có hóa đơn đầy đủ, chứng từ hợp pháp theo Pháp luật quy định.
- Các khoản chi có hóa đơn mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từng lần mang giá trị từ 20 triệu VNĐ trở lên (giá bao gồm VAT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt.
Khoản chi không được phép trừ theo quy định
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (một số nội dung đã được sửa đổi, bổ sung ở Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC), các khoản chi không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế gồm:
- Các khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
- Chi khấu hao TSCĐ thuộc một trong các trường hợp quy định.
Loại thu nhập nào được miễn tính thuế
Theo Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC (một số nội dung đã được sửa đổi và bổ sung ở Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC), doanh nghiệp có thu nhập thuộc các trường hợp sau được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể:
- Thu nhập có liên quan đến nông nghiệp.
- Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho nền nông nghiệp.
Thời gian khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định
Căn cứ theo Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn khai báo, nộp và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp quy định như sau:
- Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính mỗi quý: Chậm nhất sẽ là ngày cuối cùng của tháng đầu vào quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thời hạn nộp hồ sơ, quyết toán thuế năm: Chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Kết luận
Trên đây là tất cả những quy định cơ bản nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp mà kế toán viên hay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần nắm rõ trong quá trình sản xuất, hoạt động kinh doanh. Nếu bạn còn có những thắc mắc hãy liên hệ với Công ty Cổ Phần Tư Vấn Trí Luật – Một đơn vị về luật uy tín trên thị trường để được giải đáp và tư vấn chi tiết nhé!