Bản vẽ hoàn công được lập như thế nào? Những cá nhân và tổ chức nào bắt buộc phải ký vào bản vẽ hoàn công? Đây là thắc mắc của những người đang hoặc có ý định xây nhà. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau.
Contents
Quy định về lập và đóng dấu bản vẽ hoàn công
Theo thông tư số 26/2016/TT-BXD do Bộ Xây dựng quy định, trường hợp các kích thước, thông số thực tế của hạng mục công trình xây dựng không vượt quá sai số cho phép so với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ công trình này là bản vẽ hoàn công. Bản vẽ này được chụp/photocopy lại, sau đó được các bên liên quan đóng dấu và ký xác nhận lên đó.
Quy định về lập và đóng dấu bản vẽ hoàn công
Xác nhận bản vẽ hoàn công bằng con dấu hoàn công
Con dấu hoàn công là loại dấu rất quan trọng để đóng vào bản vẽ hoàn công công trình. Con dấu này cũng mang ý nghĩa giống như chữ ký cá nhân, dùng để nhận biết và công nhận bản vẽ hoàn công.
Con dấu hoàn công có dạng khung hình chữ nhật chia thành nhiều ô, trên con dấu thể hiện tên đơn vị thi công, ngày tháng cùng chữ ký xác nhận của bên liên quan tới công trình.
Các loại con dấu hoàn công
Trên thị trường hiện hai có hai loại con dấu hoàn công: liền mực và chấm mực. Mỗi loại đều có ưu – nhược điểm riêng của mình. Tùy theo nhu cầu sử dụng và chi phí bỏ ra mà cá nhân/doanh nghiệp có thể lựa chọn con dấu phù hợp cho mình.
Dấu hoàn công liền mực
Dấu hoàn công liền mực đang là loại dấu được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi tính tiện dụng của nó. Loại dấu này sử dụng công nghệ thẩm thấu nên có kết cấu cơ khí cực kỳ gọn nhẹ, dễ cầm theo bên người.
Đặc biệt, do bề mặt mặt cao su được thiết kế có rất nhiều chấm li ti để thẩm thấu mực nên khả năng tái hiện hình ảnh của loại dấu này cực kỳ sắc nét và rõ ràng.
Dấu hoàn công liền mực có 3 màu cho cá nhân/doanh nghiệp lựa chọn, đó là xanh, đỏ, đen.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại dấu này chính là giá cao và kích thước tối đa của nó là 80x120mm.
Mẫu con dấu hoàn công liền mực
Dấu hoàn công chấm mực
Nếu như dấu hoàn công liền mực được cấu tạo thành một thể liền nhau thì dấu hoàn dương chấm mực có phần cán dấu và khay mực tách rời nhau. loại dấu này không bị giới hạn về kích thước, hoàn toàn có thể đáp ứng mọi kích thước mà cá nhân/doanh nghiệp yêu cầu. Màu sắc con dấu có thể chọn giữa xanh, đen hoặc đỏ.
Giá thành của dấu hoàn mực thấp hơn so với dấu hoàn công liền mực. Tuy nhiên, độ tiện dụng của con dấu này lại không bằng, người dùng luôn phải cầm theo khay mực để chấm bên ngoài. Ngoài ra, con dấu này không thể tạo ra hình ảnh phức tạp và sắc nét.
Con dấu hoàn công chấm mực
Mẫu dấu hoàn công theo thông tư 26
Mẫu dấu hoàn công theo thông tư 26 được chia thành 2 loại dựa theo hai hình thức sau:
Mẫu dấu 1: Áp dụng cho các cơ quan, tổ chức không áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng. Mẫu dấu này có 3 thành phần ký, có thể áp dụng kích thước 6x12cm, 6,5x12cm, 7x12cm.
Mẫu con dấu hoàn công 1
Mẫu dấu 2: Áp dụng cho các cơ quan, tổ chức có áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu xây dựng. Mẫu dấu này có 4 thành phần ký nên được làm với kích thước chiều dài lớn hơn để có thể đủ chỗ ký và đóng dấu. Các kích thước được áp dụng là 7x14cm, 8x14cm,…
Mẫu con dấu hoàn công 2
Để làm con dấu hoàn công bản vẽ, cá nhận/doanh nghiệp cần tìm đến những công ty có dịch vụ khắc dấu uy tín, có nhiều kinh nghiệm để có thể lựa chọn các con dấu chất lượng với giá thành hợp lý. Hãy đến ngay Khắc Dấu Hoàng Dương để có con dấu hoàn công bản vẽ theo ý muốn.