Hiện nay đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc lập kế hoạch sản xuất là vô cùng quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ, trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán từng khâu một cách kỹ lưỡng nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, tối đa hóa lợi nhuận và đem lại các sản phẩm chất lượng có giá trị cho khách hàng.
Vậy kế hoạch sản xuất là gì mà quan trọng đến vậy. Hãy cùng fast.com.vn tìm hiểu ngay nhé!
Contents [show]
Kế hoạch sản xuất là gì?
Khái niệm kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất là tổng hợp các hoạt liên quan việc lên ý tưởng, quản lý chuỗi cung ứng, nguyên liệu, máy móc, nhân sự. Có sự sắp xếp các hoạt động trong khâu sản xuất một cách hợp lý mang tính logic cao. Nhằm nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp và tránh dư thừa sản phẩm, lãng phí thời gian.
Tầm quan trọng của kế hoạch sản xuất
Khi đã có một kế hoạch sản xuất tỉ mỉ, chi tiết và rõ ràng sẽ giúp đem lại lợi ích toàn diện cho doanh nghiệp
– Hiệu quả trong quản lý nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian. Tối đa hóa năng suất, tận dụng tốt dây chuyền sản xuất, máy móc
– Góp phần hạn chế tối đa lãng phí nguyên liệu , nhân công
– Xác định được số lượng và chất lượng đầu ra sản phẩm. Giảm thiểu rủi ro sản phẩm lỗi, tồn kho
– Tiến hành và duy trì dây chuyền sản xuất qua các khâu thuận lời, trơn tru, không bị đứt đoạn.
Xem ngay: Kế toán tổng hợp là gì? Công việc của kế toán tổng hợp
Các bước lập kế hoạch sản xuất
Xác định sản phẩm cần sản xuất
Đúng vậy, bước đầu tiên là phải xác định được số lượng và chất lượng đầu ra của sản phẩm. Phù hợp với mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, thị hiếu của thị trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Như thế mới tránh được rủi ro tồn kho hay sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến cả quy trình sản xuất.
Danh sách các khâu cần làm trong quy trình sản xuất
Rủi ro và nhầm lẫn trong quy trình sản xuất là điều không thể tránh khỏi nhưng chúng ta phải giảm thiểu tối đa. Từ những khâu đầu tiên như quản lý chuỗi cung ứng, vận chuyển nguyên vật liệu, sản xuất, lưu kho, quản lý hậu sản xuất, …. phải được sắp xếp hợp lý, theo một trình tự nhất định.
Mục tiêu đạt được của từng khâu
Tuần tự các khâu sản xuất hợp lý thôi là chưa đủ, chất lượng đầu ra tốt thì từng khâu phải đạt được mục tiêu đề ra. Việc đề xuất mục tiêu cần đạt được ở từng khâu giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn, nhận biết được khâu nào làm việc chưa tốt sẽ đưa ra hướng khắc phục kịp thời.
Sắp xếp lại các hạng mục ưu tiên
Một quy trình sản xuất trải qua rất nhiều khâu khác nhau. Trong tình hình thị trường ngày càng “hối hả”, kinh tế – xã hội gặp nhiều vấn đề khôn lường, dịch bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều. Thể nên, một số khâu không quan trọng chúng ta có thể nhảy vọt và ưu tiên các hạng mục quan trọng hơn.
Thực hiện, kiểm tra, đo lường và đánh giá
Sau khi kế hoạch sản xuất được thực hiện, doanh nghiệp cần kiểm tra – đo lường – đánh giá để xem hiệu suất và chất lượng của quy trình có đạt được mục tiêu đề ra trước đó hay không. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là thực hiện liên tục không ngừng, chính vì thế việc phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu kịp thời là vô cũng quan trọng, giúp các kế hoạch sau này hoàn thiện hơn.
Đọc thêm: Phần mềm hoá đơn điện tử đạt chuẩn
Thông qua bài viết này, fast.com.vn muốn truyền tải đến quý bạn đọc tầm quan trọng của một kế hoạch sản xuất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tốt và hiệu quả thôi là chưa đủ mà còn phải vững mạnh, trường tồn trước sự thay đổi cửa thị trường.
Đừng quên truy cập website: fast.com.vn để cập nhật những thông tin mới nhất và tham khảo những giải pháp phần mềm kế toán & ERP, giúp quản lý doanh nghiệp bạn dễ dàng đem lại hiệu quả cao nhé.