Chống thấm không cần đục gạch là một phương pháp đang được rất nhiều bạn quan tâm vì mang lại rất nhiều lợi ích. Vậy phương pháp chống thấm này là gì?
Contents
Tại sao nên sử dụng phương pháp chống thấm không cần đục gạch?
Đối với các công trình đã lát gạch xong mà muốn chống thấm thì phương pháp chống thấm không cần đục gạch sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí và thời gian thi công.
- Không tốn thời gian đục gạch, không tốn chi phí để mua gạch mới.
- Tiết kiệm được khá nhiều chi phí thuê nhân công cũng như phương tiện vận chuyển xà bần.
- Bề mặt được giữ nguyên vẹn.
- Đảm bảo 100% bề mặt sẽ không bị thấm trở lại.
- Không mọc rong rêu, nấm mốc, không làm trơn trượt khi di chuyển trên bề mặt đã chống thấm.
- Không xuất hiện các vết nứt hay bong tróc trên bề mặt.
Chống thấm không cần đục gạch bằng phương pháp cắt mạch
Các bước chuẩn bị
- Máy cắt gạch chuyên dụng.
- Chổi quét sơn.
- Keo chuyên dành cho chống thấm sàn nhà vệ sinh.
Tiến hành thi công
Bước 1: Dùng máy cắt gạch, cắt sâu vào các mạch giữa các viên gạch lát.
Bước 2: Vệ sinh bụi xuất hiện từ các mạch vừa cắt xong bằng máy thổi và máy hút bụi sau đó rửa sạch lại bằng nước.
Bước 3: Đợi sàn khô rồi tiến hành bơm keo chống thấm miết đầy trong các mạch cắt.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng phương pháp sử dụng Polyurea
Chống thấm cổ ống
Bước 1: Tháo dỡ các vị trí có chưa cổ ống như bồn cầu, nắp thoát sàn,…
Bước 2: Đục ra để mở rộng rồi vệ sinh thật sạch sẽ.
Bước 3: Cuốn thanh cao su trương nở rồi rót vữa vào. Sau khi lớp vữa đã khô, chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh.
Tiến hành chống thấm sàn và hoàn thiện
Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn thật sạch sẽ bằng máy hút bụi rồi mài nhẵn để có thể tăng khả năng kết dính.
Bước 2: Dùng chổi sơn hoặc cọ lăn quét lớp lót để tăng độ bám dính. Lăn một lớp có định mức khoảng 0.2 đến 0.5 kg/m2 phủ lên bề mặt sàn cũng như các mép chân tường nhà vệ sinh. Sau đó đợi khoảng từ 1-2 giờ cho lớp lót khô mới có thể tiến hành bước tiếp theo.
Bước 3: Thi công lớp màng chống thấm Polyurea theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 4: Đợi lớp màng khô trong 24 giờ.
Bước 5: Lát gạch bằng keo dán gạch để làm giảm chiều dày các lớp nền để lát gạch.
Một số câu hỏi về chống thấm không cần đục gạch
- Trường hợp sân thượng đã lát gạch, sau đó trời mưa thấm nhiễu xuống sàn thì làm sao để khắc phục và chống thấm?
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng 1 màng phủ quanh sân thượng. Bước đầu tiên, bạn hãy mài sàn để tọa độ nhám rồi vệ sinh sạch sẽ và tiến hành thi công 3 bước. Nếu muốn làm chống thấm trực tiếp có thể dùng gốc PU 2 thành phần và quy trình 3 bước.
- Sân thượng đã lót gạch nhưng do kỹ thuật chưa tốt nên dẫn đến việc nước chảy xuống tầng thì khắc phục như thế nào?
Bạn cần trám keo chuyên dụng tại các đường kẻ gạch sau đó tiến hành chống thấm trực tiếp trên nền gạch men. Lưu ý rằng, bề mặt khi chống thấm phải thật sạch sẽ và bằng phẳng để làm tăng khả năng bám dính, không bị bong tróc khi sử dụng.
- Chống thấm sân thượng sàn gạch men PU là gì?
Gốc PU rất thích hợp khi dùng cho các dòng Polyurea, Epoxy,… Với khả năng bám dính rất tốt, tăng độ kết nối vết nứt, chống chịu các vết nứt của nền, độ giãn dài lên đến 600%.
Vì được sản xuất sao cho phù hợp nhất với điều kiện thời tiết tại Việt Nam nên các sản phẩm gốc PU có độ bền rất cao lên đến 20 năm hoặc trọn đời.
Trên đây là những thông tin về chống thấm không cần đục gạch dành cho các bạn đang có nhu cầu chống thấm công trình của mình, Hy vọng bài viết này của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về chống thấm nhé.