Cách cân chỉnh thước lái ô tô và những điều bạn cần biết

Xe

Trên thực tế, để đảm bảo độ bền cho lốp và sự an toàn khi sử dụng xe, người lái cần phải cân chỉnh thước lái ô tô thường xuyên để mang lại hiệu quả ổn định khi di chuyển. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Sau đây sẽ là những chia sẻ về cách cân chỉnh thước lái ô tô sao cho phù hợp và an toàn nhất.

Tổng quan về cân chỉnh thước lái ô tô

Thế nào là cân chỉnh thước lái ô tô?

Cân chỉnh thước lái ô tô là phương pháp điều chỉnh góc đặt bánh xe thường được các tài xế áp dụng nhiều hiện nay. Đây không chỉ là điều chỉnh mâm hoặc lốp đơn thuần, điều này sẽ còn gây ảnh hưởng đến việc bánh xe tiếp xúc với bề mặt đường.

Cân chỉnh thước lái ô tô

Tác dụng của việc cân chỉnh thước lái ô tô

Việc cân chỉnh thước lái ô tô sẽ giúp đảm bảo sự an toàn cho người tài xế, đồng thời nâng cao tuổi thọ cho hệ thống lốp xe. Trong quá trình sử dụng, nếu góc đặt bánh xe bị lệch sẽ dễ dẫn đến việc lốp mau chóng mòn, gây ảnh hưởng cho độ êm khi vận hành.

Một số lợi ích của việc cân chỉnh thước lái ô tô như:

  • Tiết kiệm nhiên liệu: Khi bánh xe chạy thẳng và song song nhau thì lực kéo cũng sẽ tương tự với hướng đi của ô tô, giúp làm giảm lực cản trong quá trình di chuyển.
  • Giảm độ mòn và tăng tuổi thọ cho lốp xe: Khi góc đặt bánh xe được cân chỉnh phù hợp, giúp các lốp xe mòn đều và gia tăng tuổi thọ được tốt hơn.
  • Tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường: Tránh việc phải thường xuyên thay lốp, giúp người dùng tiết kiệm được chi phí và giảm lượng lốp thải ra gây ô nhiễm môi trường.
  • Đảm bảo an toàn khi lái xe: Điều này sẽ giúp cho bánh xe được cân bằng, tránh gây nguy hiểm trong quá trình di chuyển, đảm bảo an toàn tính mạng cho người lái.

Tác dụng của việc cân chỉnh thước lái ô tô

  • Cải thiện khả năng điều khiển: Giúp cải thiện kỹ năng lái xe chính xác, ổn định hơn và đồng bộ lực bám, lực kéo.
  • Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, tự tin khi điều khiển xe: Hạn chế tình trạng rung giật khi di chuyển, mang đến cảm giác êm ái, dễ chịu cho người điều khiển xe.

Vì sao cần phải cân chỉnh thước lái ô tô

Có thể hiểu đơn giản như này, bánh xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, có ảnh hưởng nhất định đến khả năng vận hành ô tô. Ngoài ra, bánh xe còn phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của xe.

Vậy nên, trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến cho góc đặt bánh xe bị sai lệch so với ban đầu, gây ảnh hưởng đến độ bền của lốp và tính mạng của người dùng. Một số tác động chủ yếu như sau:

  • Xảy ra sai lệch do ảnh hưởng từ các bộ phận của hệ thống treo xe bị hư hỏng hoặc ăn mòn.
  • Xe phải di chuyển nhiều trên các đoạn đường có địa hình xấu, gồ ghề, nhiều sỏi đá,…
  • Thường xuyên điều khiển xe leo lên vỉa hè theo góc chéo, chở vượt quá mức tải trọng cho phép hoặc xe bị đâm đụng,…

Lý do cần phải cân chỉnh thước lái ô tô

Việc lệch thước lái như vậy sẽ khiến các lốp xe mòn không đều, kéo theo những nguy hiểm khác cho người dùng. Khi các bánh xe không lăn trên cùng một đường thẳng, chúng sẽ làm tăng lực cản, lực ma sát lên cho lốp, gây tốn nhiên liệu và khiến các bánh xe ăn mòn nhanh hơn.

Điều này sẽ buộc người lái phải thường xuyên thay lốp, gây tốn kém chi phí và có thể gây lệch trục, rung lắc kéo dài, ảnh hưởng tới các bộ phận liên quan khác. Khi này, chất lượng lái xe sẽ giảm xuống và có nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao. Do đó, cần phải tiến hành cân chỉnh thước lái ô tô phù hợp để đảm bảo sự ổn định, an toàn cho cả người và xe.

Nên cân chỉnh thước lái ô tô trong trường hợp nào?

Người dùng cần mang xe đi cân chỉnh thước lái trong các trường hợp sau đây:

  • Khi thường xuyên leo lề cao, lái xe trên các cung đường gồ ghề, nhiều sỏi đá,…
  • Độ mòn của các lốp xe không đồng đều nhau.
  • Xe xảy ra va chạm, tai nạn hoặc sụp ổ gà, ổ voi,…
  • Vô lăng không trả về vị trí trung tâm hoặc khi di chuyển trên đường thẳng thì xe thường hay lệch về bên trái/phải.

Vô lăng khó trả lái về vị trí trung tâm

  • Vô lăng khó trả lái sau khi rẽ hướng hoặc ôm cua, xảy ra tình trạng rung lắc mạnh.
  • Khi xe đạt tới thời hạn nhất định (khoảng 6 tháng) hoặc chạy được 15.000 – 20.000 km/lần thì cần đem tới gara để cân chỉnh thước lái ô tô định kỳ.
  • Sau khi thay thế phụ tùng ở hệ thống treo, gầm xe.

Việc cân chỉnh thước lái ô tô thực tế sẽ khá đơn giản và nhanh chóng, trong vòng từ 30 phút cho đến 1 tiếng đồng hồ. Chi phí sẽ tùy vào mỗi nơi thực hiện khác nhau, giao động dưới 1 triệu đổ lại cho một lần cân chỉnh.

Cách cân chỉnh thước lái ô tô

Ba thông số quan trọng trong việc điều chỉnh góc đặt xe ô tô đó là: góc Camber, độ chụm bánh xe (góc toe) và góc Caster. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về cách cân chỉnh thước lái ô tô chi tiết dựa vào 3 thông số quan trọng nêu trên.

Cân chỉnh góc Camber

Đây là góc được tạo bởi đường thẳng vuông góc với mặt đường và đi thẳng qua tâm bánh xe. Góc Camber nếu nhìn phía trước thì sẽ thấy đó chính là góc nghiêng của bánh xe. Khi góc Camber lệch thì cũng có nghĩa bánh xe đang bị nghiêng theo.

Cân chỉnh góc Camber

  • Góc Camber dương (+): Bánh xe nghiêng ra ngoài, làm cho viền ngoài của lốp xe bị mòn.
  • Góc Camber âm (-): Bánh xe nghiêng vào trong, làm cho viền trong của lốp xe bị mòn.

Cần thực hiện cân chỉnh sao cho độ lệch góc camber = 0 và trả bánh xe trở về vị trí thẳng đứng như ban đầu. Việc điều chỉnh này sẽ giúp đảm bảo độ mòn đều của cả 2 mặt lốp và làm giảm tải trọng.

Cân chỉnh góc Caster

Đây là góc được tạo bởi trục bánh lái và phương thẳng đứng của bánh xe khi nhìn từ bên hông ô tô. Việc cân chỉnh góc Caster sẽ giúp cân bằng sự ổn định khi dẫn hướng hoặc bẻ cua chính xác, tạo cảm giác thoải mái, trả lái nhẹ nhàng khi điều khiển.

  • Góc Caster dương (+): Trục lái hướng về phía sau, nghiêng theo phía người lái.
  • Góc Caster âm (-): Trục lái hướng về phía trước phần đầu xe.
  • Góc Caster = 0: Trục quay thẳng đứng.

Cân chỉnh góc Caster

Cân chỉnh độ chụm bánh xe (góc toe)

Đây là góc được tạo bởi hướng của 2 bánh xe khi nhìn từ trên cao xuống và có độ chuẩn = 0, nghĩa là 2 bánh xe song song nhau. Việc cân chỉnh góc toe sẽ giúp cho xe vận hành được êm ái, ổn định khi di chuyển.

  • Góc chụm dương (Toe-in): 2 bánh xe chụm hướng vào trong, khiến viền lốp xe bên ngoài bị ăn mòn.
  • Góc chụm âm (Toe-out): 2 bánh xe chụm hướng ra ngoài, khiến viền lốp xe bên trong bị ăn mòn.

Cách để kiểm tra độ chụm bánh xe khá đơn giản, người lái chỉ cần nhận thấy tay lái và đầu xe bị rung, không nhạy bén khi điều khiển thì cần tiến hành xem xét các lốp trước của ô tô.

Nếu thấy các lốp xe mòn không đều, bất thường và vết mòn có dạng hình răng cưa giữa các gai lốp hoặc bị hỏng thì đó là dấu hiệu của việc góc toe bị lệch nhiều so với thông số mặc định.

Cân chỉnh độ chụm của bánh xe

Một số dấu hiệu của việc bị mòn lốp không đều

Dưới đây là một số kiểu mòn lốp không đều phổ biến, gây ra hiện tượng mất cân bằng trong quá trình lái xe:

  • Mòn “hình lông chim”: Là dạng một bên lốp bị mòn hẳn còn bên còn lại thì vẫn còn mới. Đây là dấu hiệu cho thấy độ chụm bánh xe bị lệch so với quy chuẩn ban đầu của nhà sản xuất.
  • Mòn góc Camber: Phía bên trong và ngoài của lốp mòn hơn hẳn phần chính giữa.
  • Mòn hình răng cưa: Là một bên gai lốp có tốc độ mòn nhanh hơn bên còn lại và khi sờ vào bề mặt, người dùng sẽ có cảm giác mấp mô như răng cưa. Đây là dấu hiệu của việc không đảo lốp thường xuyên hoặc bị thiếu áp suất.

Một số dấu hiệu của việc mòn lốp xe ô tô

Qua những chia sẻ trên, người dùng đã phần nào hiểu rõ được tầm quan trọng của việc cân chỉnh thước lái ô tô. Đây là phương pháp giúp điều chỉnh góc đặt bánh xe chuẩn xác và đảm bảo an toàn, tạo sự êm ái, dễ chịu khi lái xe.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *