Quy trình kiểm định thang máy mới nhất theo tiêu chuẩn quốc gia

Điện máy công nghiệp

Thang máy là thiết bị vận tải hàng hóa và con người theo chiều thẳng đứng. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể di chuyển lên cao hoặc xuống thấp dựa theo nhu cầu. Số ca sự cố thang máy không cao nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Riêng trong năm tại nước ta đã xảy ra 8 vụ đặc biệt nghiêm trọng về tai nạn này. Vì thế, việc kiểm định thang máy là bước vô cùng quan trọng để hạn chế các vấn đề này có thể xảy ra.

Kiem-dinh-thang-may-la-cong-viec-quan-trong-doi-hoi-dung-cac-tieu-chuan-cua-Bo-Lao-dong-Thuong-binh-va-Xa-hoi-ban-hanh
Kiểm định thang máy là công việc quan trọng đòi hỏi đúng các tiêu chuẩn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Tổng quan về kiểm định thang máy

Trước khi đi vào những phần chính, bạn nên tìm hiểu thêm về các vấn đề tổng quát để có cái nhìn rõ hơn. Bên cạnh đó, việc lắp đặt các loại thang máy khác nhau sẽ có những yêu cầu chung và riêng khác biệt.

Kiểm định thang máy là gì?

Kiểm định thang máy hay kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy là một bước trong quá trình lắp đặt và duy trì thang hoạt động bình thường. Quá trình kiểm tra các kỹ thuật của thang máy đòi hỏi đúng các tiêu chuẩn do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành. Để việc kiểm định thang máy được tối ưu hiệu quả, người ta chia thang thành các loại sau:

  • Kiểm định, lắp đặt thang máy điện.
  • Kiểm định, lắp đặt thang máy thủy lực.
  • Kiểm định, lắp đặt thang máy tải hàng.
  • Kiểm định, lắp đặt thang máy tải thực phẩm.

Tại sao cần kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy?

Kiểm định thang máy là một trong những bước quan trọng để đảm bảo độ an toàn của thang máy trước khi đưa vào sử dụng. Các yếu tố rủi ro chính có thể được hạn chế khi thực hiện kiểm định đúng quy chuẩn như rơi buồng thang, bị kẹt giữ buồng thang hay kết cấu địa hình và rơi xuống hố thang.

Hàng năm vẫn có nhiều ca tai nạn thang máy dẫn đến nhiều hậu quả đau thương. Vào những tháng cuối năm 2021 có sự việc xảy ra tại quận Tân Phú, khiến một bé gái phải thiệt mạng. Vì thế, quá trình kiểm định kỹ thuật của thang máy vô cùng quan trọng và không nên bỏ qua trong quá trình lắp đặt và sử dụng thang máy.

Ngoài ra, thang máy được kiểm định thường xuyên cũng góp phần tăng năng suất hoạt động. Giảm thiểu chi phí phục hồi và sửa chữa khi có hỏng hóc. Đặc biệt, việc kiểm định đúng và đầy đủ sẽ tránh các pháp chế theo quy định của pháp luật.

Kiem-dinh-thang-may-se-han-che-nguy-co-dan-den-cac-su-co-thang-may-trong-qua-trinh-su-dung
Kiểm định thang máy sẽ hạn chế nguy cơ dẫn đến các sự cố thang máy trong quá trình sử dụng

Khi nào nên kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy?

Theo các quy định hiện hành và công văn hướng dẫn của bộ, việc kiểm định kỹ thuật an toàn tháng máy được thực hiện trong 3 giai đoạn sau:

  • Kiểm định thang máy lần đầu: Thời gian tốt nhất để thực hiện quá trình kiểm định là sau khi đã lắp đặt hoàn tất thang máy và trước khi đưa vào sử dụng chính thức. Thời điểm này giúp đảm bảo thang máy an toàn, đạt trạng thái tốt nhất để có thể đưa vào sử dụng.
  • Kiểm định thang máy định kỳ: Theo những khoảng thời gian nhất định, thang máy cần được kiểm định để đảm bảo vẫn hoạt động tốt. Việc này giúp nhanh chóng phát hiện sự cố và có hướng khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, việc kiểm định cũng có thể xem như bước bảo dưỡng, nâng cấp thang máy. Việc này góp phần giúp thang máy hoạt động tốt hơn.
  • Kiểm định thang máy khi có bất thường: Việc kiểm định an toàn kỹ thuật này xảy ra khi thang máy xuất hiện các sự cố hay trục trặc được phát hiện. Khác với kiểm định định kỳ, quá trình này không thường xuyên được thực hiện và không cố định ở những khoảng thời gian nhất định. Ở giai đoạn này, thang máy cần được tạm ngưng hoạt động đến khi đơn vị kiểm định kiểm tra và khắc phục được sự cố.

Những tiêu chuẩn kiểm định thang máy

Để việc kiểm định an toàn kỹ thuật thang máy đạt được kết quả tốt nhất, đòi hỏi đơn vị thực hiện phải đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn sau:

  • Đảm bảo đạt tiêu chuẩn chung về kỹ thuật thang máy theo thông tư QCVN 02:2019/BLĐTBXH.
  • Đối với thang máy gia đình cần đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong thông tư QCVN 32:2018/BLĐTBXH.
  • Đối với thang máy nói chung cần đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo thông tư QCVN 02:2011/BLĐTBXH.
  • Đối với thang máy thủy lực cần đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo thông tư QCVN 08:2013/BLĐTBXH.
  • Đối với các thang máy không phòng máy cần đạt quy chuẩn quốc gia theo thông tư QCVN 26:2016/BLĐTBXH.

Quy trình kiểm định thang máy mới nhất

Để bắt đầu một quy trình kiểm định thang máy, cần đảm bảo thang máy ở trạng thái sẵn sàng, có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật và các yếu tố bên ngoài (thời tiết, công trình…) được đảm bảo. Quá trình kiểm tra kỹ thuật an toàn thang máy diễn ra theo tuần tự 4 bước như sau:

Bước 1. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật thang máy trước khi kiểm định

Nhân viên được đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định thang máy phải đảm bảo xem xét toàn bộ hồ sơ kỹ thuật trước khi tiến hành thực hiện. Các hồ sơ cụ thể:

  • Hồ sơ chế tạo (các bản vẽ cấu tạo và bản vẽ nguyên lý hoạt động).
  • Hồ sơ lắp đặt và hoàn công của thang máy.
  • Các giấy tờ (biên bản và phiếu kết quả) thuộc lần kiểm định trước.
  • Nhật ký vận hành, bảo dưỡng và các hồ sơ sửa chữa.
  • Hướng dẫn vận hành và khắc phục sự cố của nhà cung cấp thang máy.
Ho-so-lap-dat-thang-may-la-mot-trong-nhung-phan-quan-trong-giup-cho-viec-kiem-dinh-dat-hieu-qua
Hồ sơ lắp đặt thang máy là một trong những phần quan trọng giúp cho việc kiểm định đạt hiệu quả

Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật đối với thang máy

Bước này đóng vai trò quan trọng nhằm xác định rõ những vấn đề mà thang máy đang gặp phải. Sau khi đã nắm rõ các vấn đề kỹ thuật của thang máy, nhân viên kiểm định sẽ tiến hành:

  • Đối chiếu chi tiết từng bộ phận so với hồ sơ chế tạo.
  • Kiểm tra các điểm nghi là hỏng hóc, khuyết tật hay biến dạng ở các bộ phận nhất định.
  • Đối với thang máy thủy lực cần kiểm tra hệ thống thủy lực.
  • Tiến hành đo đạc điện trở nối đất để đảm bảo không có sai sót.

Bước 3. Chạy thử nghiệm sau khi kiểm định thang máy

  • Chuyển sang giai đoạn hai của thực hiện kiểm định là quá trình chạy thử. Việc này nhằm đảm bảo thang máy đã có thể đưa vào sử dụng hay chưa và tiến hành tiếp tục điều chỉnh nếu cần thiết.
  • Cho thang máy hoạt động nhưng không tải bất cứ người hay vật gì để kiểm tra mức độ an toàn.
  • Thử tải mức tải trọng tăng dần đến khi trọng lượng đạt 1.25 định mức cho phép.
  • Đánh giá tình trạng hoạt động qua các thử nghiệm được thực hiện.
chay-thu-nghiem-la-buoc-de-nhan-vien-kiem-dinh-do-luong-muc-do-kiem-dinh
Chạy thử nghiệm là bước để nhân viên kiểm định đo lường mức độ kiểm định

Bước 4. Ghi nhận và bàn giao

  • Thực hiện lập biên bản kiểm định theo mẫu được quy định.
  • Một số trường hợp cần lập biên bản kiến nghị khắc phục (nếu có).
  • Bàn giao kết quả cho chủ sở hữu sau khi đã hoàn thành và dán tem kiểm định đúng quy chuẩn.

Chi phí kiểm định thang máy là bao nhiêu?

Giá kiểm định thang máy hiện nay trên thị trường có thể giao động đối với từng công ty khác nhau, đặc tính kỹ thuật và thiết kế của thang. Tuy nhiên, phí kiểm định sẽ vẫn đảm bảo theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH. Cụ thể gồm 3 hạng mục:

  • Đối với thang máy dưới 10 tầng: Phí kiểm định trung bình khoảng 2.000.000 đồng.
  • Đối với thang máy từ 10 đến 20 tầng: Phí kiểm định trung bình khoảng 3.000.000 đồng.
  • Đối với thang máy trên 20 tầng: Phí kiểm định trung bình khoảng 4.500.000 đồng.

Bên cạnh các vấn đề về giá thực hiện, nhà cung cấp sản phẩm thang máy sẽ chịu chi phí kiểm định sau khi lắp đặt sản phẩm. Trong các lần kiểm định sau đó, chi phí sẽ do chủ sở hữu chi trả.

Đơn vị nào được phép kiểm định thang máy?

Để có thể hoạt động kiểm tra an toàn kỹ thuật thang máy, các đơn vị cần đạt được những yêu cầu sau:

  • Được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kiểm định thang máy.
  • Được Bộ An toàn lao động, Thương binh và Xã hội cấp phép kiểm định.

Công ty TNHH Thành Phát là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng thang máy định kỳ chất lượng. Thời gian thực hiện diễn ra mỗi 3 tháng một lần hoặc bất kỳ thời gian nào nếu chủ sở hữu thang máy có như cầu. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các sản phẩm về thang máy là dịch vụ đi kèm với công nghệ tiên tiến so với thị trường:

  • Bảo dưỡng thang máy định kỳ hoặc khi phát sinh nhu cầu từ khách hàng.
  • Cung cấp linh kiện thang máy, thay mới trong thời gian bảo hành và bảo dưỡng.
  • Lắp đặt thang máy tải hàng.
  • Lắp đặt thang máy tải khách.
  • Lắp đặt thang tại một số công trình như bệnh viện, chở ô tô, chuyên dụng tàu biển,…
  • Lắp đặt thang máy tải thực phẩm.

Thang máy chưa kiểm định có làm sao không?

Ngoài việc tăng nguy cơ xảy ra các sự cố liên quan đến thang máy do không đảm bảo về an toàn kỹ thuật, việc chưa qua kiểm định mà vẫn đưa vào sử dụng có thể nhận các mức xử phạt theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp không thông báo việc kiểm định đối với cơ quan có thẩm quyền.
  • Phạt từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vào sử dụng thang máy chưa được kiểm định.
  • Phạt từ 50.000.000 đến 75.000.000 đồng đối với trường hợp thang máy được kiểm định không đạt yêu cầu nhưng vẫn được đưa vào sử dụng.

Lưu ý khi kiểm định thang máy

Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy là công việc đòi hỏi được thực hiện định kỳ và trong những trường hợp nghi có sự cố bất thường sẽ xảy ra. Để quá trình này đạt được kết quả tốt nhất, khách hàng cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Lựa chọn đơn vị cung cấp thang máy uy tín là bước đầu tiên và quan trọng nhằm giảm thiểu các sự cố trong quá trình hoạt động. Khách hàng sẽ yên tâm hơn vì các nhà cung cấp này đã tạo được tiếng tâm tốt trong lĩnh vực của họ. Bên cạnh đó, họ có những đơn vị kiểm định có độ chính xác cao hơn các nhà cung cấp khác.
  • Kiểm định thang máy định kỳ là việc nên được thực hiện thường xuyên. Có nhiều chủ sở hữu thang máy không muốn bỏ ra một số tiền cố định định kỳ cho chi phí này. Việc này vô cùng nguy hiểm vì có thể tăng nguy cơ xảy ra các sự cố về thang máy.
  • Lựa chọn đơn vị kiểm định cũng là một phần quan trọng. Một số nhà cung cấp thang máy không có sẵn dịch vụ kiểm định uy tín. Vì thế, bạn cần tìm cho mình đơn vị phù hợp để đảm bảo các giai đoạn kiểm định được diễn ra với chất lượng tốt và kịp thời.
  • Đơn vị kiểm định chất lượng phải đảm bảo được phương tiện kiểm tra đạt chuẩn và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia.
  • Việc kiểm định thang máy dựa trên các quy chuẩn được công bố bởi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Giữa các loại thang máy khác nhau, bộ tiêu chuẩn cũng tương đối khác nhau. Ví dụ tháng máy điện theo quy chuẩn TCVN 6395:2008 và thang chở người/thang cuốn theo quy chuẩn TCVN 6397:1998.

Kiểm định thang máy là công đoạn quan trong sau khi lắp đặt thang máy tải hàng, thực phẩm,… Bên cạnh việc đảm bảo quá trình này diễn ra thường xuyên và định kỳ. Chọn lựa một đơn vị có đủ chuyên môn và uy tín để thực hiện cũng đảm bảo kết quả đạt được tốt hơn và quá trình sử dụng hạn chế rủi ro thấp nhất.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *