Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, cá nhân khi đi thuê tài chính thắc mắc về việc thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính như thế nào, trong trường hợp nào thì doanh nghiệp, cá nhân đi thuê sẽ bị thu hồi tài sản. Để giải đáp cho những vướng mắc trên, hãy xem ngay bài viết dưới đây nhé!
Bạn có thể quan tâm:
- Tìm hiểu chi tiết về chuẩn mực kế toán là gì?
- Vay 2 tỷ trong 20 năm lãi suất thế nào? Top ngân hàng tốt nhất
Căn cứ thu hồi tài sản cho thuê tài chính
Theo Thông tư 08/2007/TTLT-NHNN-BCA-BTP do Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và Bộ Tư pháp ban hành về việc “Hướng dẫn thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính” có quy định về quyền thu hồi tài sản thuê nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:
“a. Bên thuê không trả tiền thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính;
- Bên thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính;
- Bên thuê bị giải thể, phá sản;
- Người bảo lãnh bị giải thể, phá sản và bên cho thuê không chấp thuận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê.”
Nếu xảy ra một trong những trường hợp này thì bên cho thuê được quyền thu hồi tài sản thuê tài chính ngay mà không cần chờ phán quyết của Tòa án và yêu cầu bên thuê phải thanh toán toàn bộ số tiền thuê tài sản chưa trả ngay lập tức.
Thủ tục thông báo thu hồi tài sản cho thuê tài chính
- Trước khi tiến hành thu hồi tài sản thuê tài chính, phía công ty cho thuê tài chính phải gửi thông báo bằng văn bản trực tiếp hay thư đảm bảo qua bưu điện cho doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an cấp xã nơi có tài sản cho thuê về việc yêu cầu thu hồi tài sản. Nội dung của thông báo phải nêu rõ lý do, mô tả, thời gian, phương thức, địa điểm thu hồi tài sản cho thuê tài chính.
- Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thu hồi tài sản, phía doanh nghiệp phải tiến hành bàn giao lại tài sản thuê, cũng như các loại giấy tờ liên quan đến tài sản thuê cho công ty cho thuê tài chính.
- Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, nếu doanh nghiệp không giao lại tài sản và giấy tờ thì phía công ty cho thuê tài chính có quyền trực tiếp tiếp cận và thu hồi tài sản hoặc ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện việc này. Quá trình này phải có sự chứng kiến của bên thuê và người đại diện của cơ quan thẩm quyền.
- Nếu người đại diện của doanh nghiệp không có mặt thì bên công ty cho thuê tài chính chỉ được thu hồi tài sản nếu có mặt ít nhất một người đại diện của cơ quan thẩm quyền. Nếu người đại diện của cơ quan thẩm quyền vắng mặt thì phải có người chứng kiến và ghi vào biên bản thu hồi tài sản.
>>> Có thể bạn quan tâm: Các hình thức cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xử lý tài sản cho thuê tài chính
Tài sản cho thuê tài chính sau khi thu hồi phải được xử lý theo đúng quy định được thỏa thuận trong hợp đồng với thời gian tối đa là 60 ngày. Nếu không có thỏa thuận hay không thể xử lý theo thỏa thuận thì công ty cho thuê tài chính có thể bán tài sản, cho thuê lại, trực tiếp sử dụng, tái xuất,…
Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thuê sẽ do công ty cho thuê tài chính quản lý. Sau khi trừ các khoản phí bảo quản, sửa chữa, phát sinh khi thu hồi tài sản thì công ty cho thuê tài chính được dùng số tiền xử lý tài sản để thanh toán cho các khoản còn thiếu của doanh nghiệp theo thứ tự: tiền gốc, tiền lãi trong hạn và tiền lại quá hạn.
Nếu không đủ, phía doanh nghiệp, bên bảo lãnh phải thanh toán số tiền bị thiếu đó. Nếu dư thì công ty cho thuê tài chính phải hoàn trả lại cho doanh nghiệp số tiền vượt tương ứng.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về việc thu hồi và xử lý tài sản cho thuê tài chính. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn và tránh được các rủi ro bị thu hồi tài sản, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.