Kiểm định xe nâng người là một hoạt động kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của xe theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động. Đây là một quy trình rất cần thiết vì xe nâng người và thiết bị hỗ trợ con người làm việc trên cao, nên các yếu tố an toàn sử dụng rất được chú trọng. Vậy quy trình kiểm định xe nâng người diễn ra như thế nào? Lưu ý khi thực hiện kiểm định xe là gì? Hãy cùng ekhuyenmai.vn tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn những thông tin này nhé!
Contents
Tại sao cần kiểm định xe nâng người?
Xe nâng người là một thiết bị có chức năng nâng hạ, di chuyển người và các vật liệu, dụng cụ làm việc ở trên cao. Do đó, công tác kiểm định xe nâng về vấn đề an toàn được đặt lên hàng đầu vì có liên quá đến an toàn tính mạng của con người.
Hoạt động kiểm định xe sẽ được thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động với mục đích đánh giá mức độ an toàn và đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, cũng như các tổ chức, công ty, doanh nghiệp sở hữu xe. Những lợi ích cụ thể của hoạt động này có thể kể đến như sau:
- Đảm bảo an toàn cho con người, tránh xảy ra các tai nạn, trường hợp đáng tiếc.
- Đảm bảo sự hoạt động ổn định của xe nâng người.
- Kịp thời phát hiện và khắc phục các hỏng hóc để hạn chế được sự cố xảy ra.
- Tuân thủ và chấp hành đúng theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Cấu tạo xe nâng người: Ứng dụng và nguyên lý hoạt động
Những tiêu chuẩn kiểm định xe nâng người cần đáp ứng
Dưới đây sẽ là một số tiêu chuẩn và quy chuẩn cần phải đáp ứng khi thực hiện kiểm định xe:
- QCVN 22:2010/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ.
- QTKĐ 18:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng người.
- TCXDVN 296:2004: Giàn giáo – Các yêu cầu về an toàn
- TCVN 4755:1989: Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thủy lực
- TCVN 5206:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
- TCVN 5179:1990: Máy nâng hạ – Yêu cầu thử nghiệm thiết bị thủy lực về an toàn
Việc kiểm định xe sẽ có thể tùy theo những tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của đơn vị sử dụng, đơn vị chế tạo với điều kiện là tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn. Những chỉ tiêu này sẽ phải bằng hoặc cao hơn so với những chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được đề cập ở phần phía trên.
Quy trình kiểm định xe nâng người
Khi thực hiện kiểm định an toàn xe nâng người, các tổ chức kiểm định sẽ thực hiện đúng quy trình theo các bước như sau.
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ và lý lịch của xe nâng người
- Xem xét lý lịch của xe nâng người.
- Xem xét qua bản vẽ cấu tạo các cơ cấu nâng hạ và nguyên lý điện điều khiển.
- Xem qua quy trình vận hành và xử lý sự cố.
- Kiểm tra nhật ký vận hành và sửa chữa của thiết bị (nếu có).
- Xem xét và kiểm tra hồ sơ kiểm định xe lần trước (nếu có).
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài của thiết bị
- Kiểm tra vị trí lắp đặt sàn nâng người của xe.
- Xem xét kỹ thuật các cơ cấu và bộ phận của thiết bị nâng (kết cấu kim loại chịu lực, sàn công tác, lan can bảo vệ, cáp, hệ thống thủy lực, cơ cấu truyền động, đối trọng và các cơ cấu an toàn chống quá tải, hệ thống điều khiển,…).
- Kết hợp những phương pháp kiểm tra không phá hủy để phát hiện các lỗi ở kim loại và mối hàn trên các bộ phận nâng hạ.
Bước 3: Thử nghiệm xe ở điều kiện không tải
Vận hành xe nâng người ở chế độ không tải, kiểm tra hoạt động các cơ cấu truyền động, cơ cấu an toàn và cơ cấu nâng hạ,… Lưu ý rằng bước này chỉ được thực hiện khi các bước ở trên đã đạt yêu cầu.
Bước 4: Thử nghiệm với tải trọng quy định của xe
- Thử tải tĩnh: tải trọng thử bằng 125% SWL hoặc bằng 125% Q(sd) trong thời gian là 10 phút.
- Thử xe với tải động: tải bằng 110% SWL hoặc bằng 110% Q(sd).
- Thử xe nâng người không chế quá tải bằng (100% + 10%) SWL, kiểm tra hoạt động hệ thống chống quá tải.
- Kiểm tra hệ thống cứu hộ của thiết bị: mức thử bằng 100% SWL, kiểm tra tác động của hệ thống này khi ngắt nguồn động lực cung cấp.
Bước 5: Xử lý kết quả của quy trình kiểm định
Tổ chức, đơn vị phụ trách việc kiểm định sẽ có trách nhiệm ghi nhận lại kết quả kiểm tra vào biên bản kiểm định xe. Cấp giấy chứng nhận định xe nâng người nếu như kết quả đạt yêu cầu hoặc lập báo cáo kiến nghị sửa chữa, khắc phục xe (nếu có).
>>> Xem thêm: Các mẫu xe nâng người mini nhỏ gọn, tiện lợi
Thời hạn thực hiện kiểm định xe nâng người
Kiểm định xe là một hoạt động cần thiết, vậy khi nào thì cần phải đi kiểm định an toàn cho thiết bị này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở phần dưới bài viết nhé!
- Thực hiện kiểm định an toàn xe lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.
- Đơn vị sử dụng xe phải tiến hành kiểm định mỗi năm 1 lần. Nếu có kiến nghị của đơn vị chế tạo, đơn vị sử dụng, các cơ quan chức năng về việc rút ngắn lại thời hạn kiểm định thì cần phải thực hiện đúng theo kiến nghị đó.
- Kiểm định bất thường sẽ là chế độ kiểm định được tiến hành khi có sự yêu cầu của cơ quan chức năng hay đơn vị sử dụng. Ngoài ra, cũng có thể kiểm định sau khi thay thế hay sửa chữa xe.
- Thực hiện kiểm định trước khi xuất xưởng hay trước khi bán.
- Kiểm định để phục vụ cho việc xuất hay nhập khẩu xe.
Chi phí thực hiện kiểm định xe nâng người là bao nhiêu?
Chi phí thực hiện kiểm định đã được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH đã được ban hành, dựa vào tải trọng làm việc của xe nâng người. Nếu muốn biết chi tiết hơn bạn hãy liên hệ với cơ sở hoặc tổ chức có đủ tư cách kiểm định xe nâng người để được tư vấn đầy đủ nhất.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính tải trọng xe nâng người chính xác và hiệu quả nhất
Để xem thêm những thông tin hữu ích khác, truy cập ngay danh mục Bài viết hay
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc kiểm định xe nâng người và những tiêu chuẩn kiểm định cần phải đáp ứng. Mong rằng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình kiểm định an toàn cho thiết bị nâng hạ được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình. Nếu còn thắc mắc và muốn tìm một cơ sở cung cấp dịch vụ cho thuê xe nâng người chất lượng thì bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay với Mê Kông Việt Nam để được tư vấn chi tiết nhé!
Xem thêm: