Máy đo điện tim là một thiết bị không còn quá xa lạ với nhiều người cùng đa dạng các tính năng tiện ích cho biết đầy đủ những thông tin quan trọng về sức khỏe và tình trạng cơ tim của chúng ta. Nhưng liệu bạn đã biết rõ về máy đo điện tim để tận dụng tối đa những lợi ích mà nó mang lại? Trong bài viết này, Blog chia sẻ thông tin sẽ cùng bạn khám phá những điều cần biết về máy điện tim đến những lợi ích và ứng dụng của máy trong việc chăm sóc sức khỏe để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và gia đình.
Contents
Khái niệm về máy đo điện tim
Là thiết bị y tế được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế được dùng để đo tín hiệu, những sự thay đổi rất nhỏ của dòng điện trong tim. Quả tim sẽ co bóp theo nhịp được điều khiển của hệ thống dẫn truyền trong cơ tim và với mỗi nhịp đập của tim, tín hiệu sẽ được truyền từ đỉnh lên đáy của tim.
Tuy những dòng điện qua tim rất nhỏ (chỉ với 1/1000 volt) nhưng máy vẫn có thể dò thấy được các cực điện đặt trên tay, chân và ngực của bệnh nhân được chuyển đến máy ghi. Máy điện tim sẽ ghi dòng lại dòng điện và sau đó được khuếch đại lên điện tâm đồ. Máy thường được dùng trong các phòng khám để phát hiện những rối loạn bất thường của tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,…
Ưu và nhược điểm của máy đo điện tim
Là một thiết bị quan trọng để đánh giá tình trạng tim mạch và là thiết bị giúp chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, cũng như các công nghệ và thiết bị y tế khác, loại máy này cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
- Ưu điểm: Ngoài chức năng chẩn đoán các bệnh về tim hoặc dị tật tim qua các cường độ và độ dài của tín hiệu điện thì máy còn giúp bác sĩ theo dõi lượng máu đến nuôi cơ tim, lực bơm máu của nhịp tim,…
- Nhược điểm: Tuy có nhiều ưu điểm trong chẩn đoán và theo dõi sức khỏe nhưng giá loại máy này khá cao, chỉ phù hợp với những gia đình có tài chính tốt. Đặc biệt, một số máy đo điện tim cần phải mua thêm thiết bị kết nối với PC hoặc có dung lượng nhớ kém dẫn đến việc sai sót trong quá trình hiển thị kết quả.
Có thể bạn quan tâm:
Top mẫu đèn hồng ngoại trị liệu có giá thành tốt nhất
Hướng dẫn sử dụng máy xông mũi đúng cách tại nhà
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy hút dịch
Những trường hợp cần dùng đến máy đo điện tim
- Chẩn đoán rối loạn nhịp tim: Máy đo sẽ hiển thị hình ảnh của nhịp tim bất thường trên điện tâm đồ khi có dấu hiệu bất thường tại những vị trí như nút xoang, nút nhĩ thất, cơ tim.
- Chẩn đoán phì đại cơ nhĩ, cơ thất: Sự thay đổi trong quá trình khử cực và tái cực của cơ tim sẽ được máy đo ghi nhận và cung cấp những gợi ý cụ thể về tình trạng của buồng tim lớn trên bản ghi điện tâm đồ.
- Chẩn đoán các giai đoạn nhồi máu cơ tim: Khi cơ tim bị thiếu máu và thiếu dưỡng khí sẽ gây ra tổn thương hoặc hoại tử. Điện tâm đồ sẽ ghi nhận sự thay đổi trong khả năng dẫn truyền điện của cơ tim. Đặc biệt, đây là một trong những phương pháp chẩn đoán giá trị nhất để đánh giá tình trạng tim mạch.
- Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ cơ tim: Khi cơ tim thiếu máu, máy sẽ hiển thị hình ảnh sóng T dẹt và sóng T âm.
- Chẩn đoán các rối loạn điện giải: Điện tim phụ thuộc vào di chuyển của các ion như natri, kali, canxi… Khi có sự thay đổi về nồng độ các chất này, điện tâm đồ có khả năng sẽ bị ảnh hưởng và thay đổi.
- Chẩn đoán tổn thương ở cơ tim và màng ngoài tim: Máy cũng được sử dụng để chẩn đoán các tổn thương xảy ra trong cơ tim và màng ngoài của tim.
- Theo dõi máy tạo nhịp: Máy đo được sử dụng để theo dõi và kiểm soát hoạt động của máy tạo nhịp trong những trường hợp cần thiết.
- Chẩn đoán ngộ độc thuốc: Một số loại thuốc gây ngộ độc có thể gây thay đổi trên máy đo. Ví dụ, digoxin có thể làm thay đổi đoạn ST của mọi cực, và thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm dài đoạn QT.
Các loại máy đo điện tim phổ biến hiện nay
Hiện nay, có một số loại máy đo điện tim phổ biến được sử dụng trong lĩnh vực y tế và nghiên cứu. Dưới đây là một số loại máy đo điện tim phổ biến:
Máy đo điện tim 3 cần
Máy đo điện tim 3 cần (hay còn gọi là máy đo điện tim 3 kênh) là thiết bị được dùng để ghi lại và đánh giá điện tim của một người. Trong máy 3 kênh, bộ xử lý sẽ chọn lọc các tín hiệu ECG để khuếch đại và sau đó gửi đến bộ ghép 3 kênh. Tiếp đó, các tín hiệu này sẽ được lưu trữ và gửi đến bộ chuyển đổi kỹ thuật để tái tạo dưới dạng hình ảnh hoặc video.
Máy đo điện tim 3 kênh in ra 12 dạng sóng với 4 thành phần, thường gọi là định dạng 3×4. Máy ECG sẽ in 3 dạng sóng cùng lúc trên biểu đồ như sau:
- 3 dạng sóng phần 1 (I, II, III).
- 3 dạng sóng phần 2 (aVR, aVL, aVF).
- 3 dạng sóng phần 3 (V1, V2, V3).
- 3 dạng song phần 4 (V4, V5, V6).
Máy đo điện tim 6/12 kênh
Tương tự như máy đo điện tim 3 cần, máy đo điện tim 6, 12 kênh cũng có bộ ghép 6 kênh và 12 kênh trong máy. Tuy nhiên, dạng sóng ở mỗi máy sẽ hiển thị khác nhau:
- Máy đo điện tim 6 kênh: 6 dạng sóng sẽ được in đồng thời nên chiều rộng giấy sẽ lớn hơn nhiều so với máy đo điện tim 3 kênh. Thế nên, định dạng của loại máy này là 6×2.
- Máy đo điện tim 12 kênh: 12 dạng sóng sẽ được in đồng thời và tất cả đều được in trong một khe. Vì vậy, định dạng của loại máy đo điện tim này là 1×12. Đặc biệt, máy đo điện tim 12 kênh vẫn có thể in ở các định dạng 6×2 và 3×4. Vậy nên, loại máy này còn có tên gọi là ECG đa kênh.
Máy đo điện tim cầm tay
Đây là một công cụ quan trọng trong lâm sàng và được sử dụng rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, phòng khám hoặc tại nhà. Máy đo điện cầm tay thường có một màn hình hiển thị LCD hoặc LED để hiển thị thông tin chi tiết về điện tim. Máy này cũng được trang bị các điện cực hoặc cảm biến để thu nhận tín hiệu điện tim và sau đó hiển thị kết quả trên màn hình.
Những lưu ý khi sử dụng máy đo điện tim
Khi sử dụng máy đo điện tim (ECG), có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên tuân thủ để đảm bảo kết quả chính xác và an toàn:
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản các điện cực
Khi đo bằng máy điện tim bạn cần phải đặt đúng điện cực của máy đo lên da. Thông thường, điện cực được đặt trên ngực hoặc các vị trí khác trên cơ thể tùy thuộc vào loại máy đo. Ngoài ra, các điện cực của máy điện tim thường tiếp xúc với gel và dễ bị oxy hóa. Thế nên, khi sử dụng xong bạn cần vệ sinh để tránh làm nhiễu hoặc hỏng điện cực.
Lưu ý đối với bệnh nhân
Khi sử dụng máy điện tim, bác sĩ thường nhắc nhở bệnh nhân tháo bỏ các trang sức và vật dụng điện tử hoặc các thiết bị làm bằng kim loại để tránh làm nhiễu sóng điện tim. Từ đó, dẫn đến kết quả có thể bị sai lệch và không chính xác.
Lưu ý về cách đặt máy
Máy điện tim dễ bị ảnh hưởng bởi những môi trường xung quanh có từ trường hoặc các kim loại gây nhiễu sóng. Vì vậy, điều bạn cần làm là nối đất các thiết bị này trước khi thực hiện đo điện tim cho bệnh nhân và tránh sử dụng gần các thiết bị y tế khác nhằm đảm bảo kết quả cho ra chính xác cao.
Trên đây là toàn bộ thông tin về những điều cần biết về máy đo điện tim được chúng tôi tổng hợp. Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về loại máy này và sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua máy đo huyết áp, hãy liên hệ với công ty thiết bị y tế Hoa Đà.