Nước nhiễm phèn có tưới cây được không là thắc mắc của nhiều người khi sử dụng nước giếng khoan để phục vụ cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu. Nguồn nước giếng khoan được khai thác từ mạch nước ngầm nên không thể tránh được tình trạng nhiễm sắt, nhiễm phèn. Vì thế, nhiều người luôn quan tâm đến vấn đề “Nguồn nước bị phèn có tưới cây được không?” và “Tác hại của nước nhiễm phèn đối với cây trồng”. Bài viết này sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên!
Contents
Nguyên nhân nước nhiễm phèn và dấu hiệu nhận biết
Trước khi giải đáp thắc mắc “Nước nhiễm phèn có tưới cây được không?”, bạn cần tìm hiểu lý do nước bị nhiễm phèn và dấu hiệu nhận biết.
Nguyên nhân
Trên thực tế, hầu như tất cả các nguồn nước tại Việt Nam đều có hiện tượng nhiễm phèn. Mức độ nước nhiễm phèn là khác nhau tại các khu vực địa lý. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nước nhiễm phèn là cho tính chất thổ nhưỡng đất phèn. Nước ngầm khi chảy sẽ mang theo một số kim loại tồn tại dưới dạng hòa tan trong đất nên nước có hiện tượng nhiễm phèn. Nguồn nước ngầm này được khai thác thông qua giếng khoan nên đó cũng là lý do nước giếng khoan bị nhiễm phèn.
Ngoài ra, nước nhiễm phèn còn từ một số tác nhân khác như:
- Nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản.
- Rác thải có thành phần kim loại như nhôm, sắc không được xử lý đúng cách.
- Nước thải từ nhà máy chưa được xử lý đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết nước nhiễm phèn
Để có thể giải đáp thắc mắc nước nhiễm phèn có tưới cây được không, bạn cần biết được dấu hiệu và cách nhận biết nước bị nhiễm phèn.
Nước nhiễm phèn có thể nhận biết dễ dàng qua màu sắc và mùi vị. Nước sẽ có màu vàng nâu kèm với mùi tanh gây khó chịu và vị chua khó uống. Trong nước nhiễm phèn có hàm lượng kim loại nặng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống.
Khi để nước giếng khoan vào xô chậu khoảng 10 phút đến 15 phút, nếu nước có hiện tượng nổi lớp váng trên bề mặt thì nước đã bị nhiễm phèn. Ngoài ra, hai cách kiểm tra nước có bị nhiễm phèn hay không mà bạn nên thử như sau:
- Sử dụng nhựa chuối: Cho một ít nhựa chuối vào nước. Nếu màu nước chuyển sang đậm thì nước đã bị nhiễm phèn.
- Sử dụng nước trà: Tương tự như cách trên, khi cho nước trà vào nguồn nước và nước chuyển sang màu tím thẫm thì chắc chắn nguồn nước đó đã bị nhiễm phèn.
Nước nhiễm phèn có tưới cây được không?
Ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thường sử dụng nguồn nước giếng khoan được khai thác từ mạch nước ngầm cho sinh hoạt và tưới tiêu. Do đó, tình trạng nước tưới tiêu nhiễm phèn là không thể tránh khỏi. Vì vậy, câu hỏi “Nước bị nhiễm phèn có tưới cây được không?” luôn là trăn trở của nhiều người.
Vậy nước nhiễm phèn có tưới cây được không? Nước nhiễm phèn không được khuyến khích sử dụng để tưới cây. Bởi vì nước nhiễm phèn chứa nhiều thành phần kim loại nặng và chất ô nhiễm khác nhau, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Các chất độc hại sẽ bám chặt vào rễ cây, tác động tiêu cực đến cây trồng.
Tác hại khi tưới cây bằng nước nhiễm phèn
Sau khi được giải đáp về vấn đề nước nhiễm phèn có tưới cây được không thì bạn cần biết những tác hại của nước nhiễm phèn dùng để tưới cây.
Khi dùng nước nhiễm phèn tưới cây trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng. Nước nhiễm phèn khiến cây không còn khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ trong đất và phân bón do các hợp chất kim loại bám chặt vào rễ cây, tạo thành một lớp màng bọc bên ngoài rễ.
Ở những vùng đất bị nhiễm phèn hoặc thường xuyên tưới cây bằng nước phèn, cây trồng thường sẽ chậm lớn, èo uột, lá vàng và dễ chết. Các loại cây trồng đều chịu ảnh hưởng từ nước phèn, đặc biệt là hoa màu.
Qua những tác hại của nước nhiễm phèn đối với cây trồng, bạn cũng hiểu hơn về lời giải đáp cho câu hỏi nước nhiễm phèn có tưới cây được không. Để cây trồng và hoa màu phát triển thuận lợi bạn cần biết cách xử lý nước phèn.
Hướng dẫn tưới cây khi nước nhiễm phèn
Nguồn nước là tài nguyên vô cùng quan trọng trong sinh hoạt và đời sống của con người. Vì vậy, khi nước nhiễm phèn, bạn cần xử lý đúng cách để đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt.
Phân tích mẫu nước trước khi tưới
Việc đầu tiên mà bạn cần làm chính là kiểm tra chất lượng mẫu nước sử dụng, đặc biệt là nguồn nước có nguy cơ nhiễm phèn cao. Bạn nên đem mẫu nước đến các cơ sở xét nghiệm và giám định nước uy tín để được kiểm tra kỹ lưỡng. Điều này giúp bạn tìm được cách lọc nước phèn đơn giản tại nhà phù hợp nhất trước khi tưới cây. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp bạn tiết kiệm tối đa các chi phí nước sạch an toàn cho việc tưới tiêu.
Đưa ra cách xử lý nước phèn phù hợp
Hiện nay, phương pháp xử lý nước phèn cho sinh hoạt và tưới tiêu rất đa dạng. Tùy hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước mà bạn có thể chọn cách lọc nước phèn phù hợp.
Bạn có thể tham khảo một số cách lọc nước phèn thủ công tại nhà hoặc sử dụng hệ thống lọc nước chuyên dụng. Hiện nay, hệ thống lọc nước phèn, nước giếng khoan có công suất lớn, đáp ứng được toàn bộ nhu cầu sinh hoạt và đời sống.
Câu hỏi nước nhiễm phèn có tưới cây được không đã được giải đáp trong bài viết trên. Việc sử dụng nước phèn để tưới cây mang đến ảnh hưởng lớn đến cây trồng và kinh tế. Vì vậy bạn tìm phương pháp lọc nước phèn hiệu quả và phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.