Những ngày nay, nhập khẩu hàng hóa là vô cùng cần thiết để có thể buôn bán và sử dụng. Nhập khẩu hàng hóa giúp mặt hàng trở nên đa dạng hơn và có sức cạnh tranh trên thị trường. Trong quá trình nhập khẩu đó thì giấy phép nhập khẩu là không thể thiếu để có thể nhập khẩu hàng hóa một cách hợp pháp.
Bài viết này của https://ekhuyenmai.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề giấy phép nhập khẩu là gì? Quy trình để cấp giấy phép nhập khẩu sẽ gồm những bước nào.
Contents
Khái niệm giấy phép nhập khẩu là gì
Đầu tiên, để đơn giản hóa vấn đề thì cần nhận biết giấy phép nhập khẩu là gì? Giấy phép nhập khẩu là loại giấy phép mà cơ quan thẩm quyền của một nước cho phép nhập khẩu hàng hóa đó vào lãnh thổ của mình. Tùy theo từng quốc gia nhập khẩu mà giấy phép nhập khẩu sẽ có phần khác nhau. Nhưng nhìn chung thì nội dung sẽ đa số giống nhau.
Nếu phân loại thì hiện nay trên thị trường sẽ có 2 loại giấy phép nhập khẩu:
Giấy phép nhập khẩu tự động: Loại giấy phép được Bộ Công Thương cấp dưới hình thức đơn nhập khẩu cho mỗi lô hàng.
Một số ví dụ về loại giấy phép xuất nhập khẩu nổi bật có thể kể đến như:giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, giấy phép xuất nhập khẩu phế liệu, giấy phép xuất nhập khẩu thuốc,…
Giấy phép nhập khẩu không tự động: Được áp dụng cho các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động. Để được cấp giấy phép này, doanh nghiệp phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Hoặc khi chọn dịch vụ chuyển hàng đi Canada, công ty vận chuyển hàng đi Úc, công ty chuyển hàng đi Mỹ bạn cũng cần lưu ý.
Thủ tục, quy trình cấp giấy phép nhập khẩu
Trước khi cấp giấy phép nhập khẩu phải trải qua một số quy trình nhất định đòi hỏi phải có những thông tin nhất định về hàng hóa. Phần dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề quy trình cấp giấy phép nhập khẩu.
Để chuẩn bị cho quy trình cấp giấy phép nhập khẩu bạn sẽ phải có một số giấy tờ cần thiết như: Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân (bản chính), giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp).
Xem thêm:
- Thủ Tục Hải Quan Là Gì? Các Bước Làm Thủ Tục Hải Quan
- Kinh Nghiệm Gửi Hàng Đi Nước Ngoài Nhanh Chóng Và Tiết Kiệm
- Chi Tiết Các Bước Trong Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa
Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu
Quy trình cấp giấy phép nhập khẩu là quan trọng nhất trong các loại giấy tờ cần có để hàng hóa được xuất khẩu đi các vùng lãnh thổ khác. Hãy cùng tìm hiểu các bước cấp giấy phép nhập khẩu cần có
Gửi hồ sơ: Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu theo đường bưu điện hoặc có thể gửi trực tiếp
Bổ sung hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan sẽ thông báo cho thương nhân trong 3 ngày làm việc
Thông báo từ cơ quan: Cơ quan sẽ thông báo hồ sơ đạt chuẩn chưa trong 10 ngày làm việc
Trong trường hợp giấy phép nhập khẩu bị mất hay thất lạc cần thực hiện theo nguyên tắc mà Chuyên mục Dịch Vụ Vận Chuyển sau:
- Thương nhân phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung sửa đổi
- Thời gian sửa đổi, bổ sung ngắn hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu
- Nếu từ chối sửa đổi, bổ sung cần có văn bản trả lời nêu lý do
Các loại hàng hóa cần phải xin giấy phép nhập khẩu
Trong một số trường hợp nhất định, hàng hóa cần được xin giấy phép nhập khẩu mới có thể chở hàng đi. Hàng hóa cần phải xin giấy phép nhập khẩu sẽ được chia làm các loại là:
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ công thương
Bao gồm các hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan như: muối, nguyên liệu thuốc lá, trứng gia cầm, đường tinh luyện..
Các hàng hóa khác phải xin giấy phép của Bộ công thương như: hóa chất, tiền chất công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, nguyên liệu sản xuất thuốc lá, máy móc sản xuất thuốc lá và nguyên liệu phụ tùng.
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ giao thông vận tải
Bao gồm các loại hàng hóa như pháo hiệu an toàn hàng hải, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam,những con vật, thực vật thuộc diện kiểm dịch thực vật và phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, giống cây trồng chưa có trong danh mục sản xuất kinh doanh, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và các loại nguyên liệu để chế biến thức ăn đó.
Không chỉ dừng lại ở đó mà còn có một số loại phân bón mang về với mục đích làm mẫu, triển lãm, các loại gen của cây trồng phục vụ cho mục đích nghiên cứu, những loại động vật quý hiếm thuộc loại nguy cấp, nguyên liệu sản xuất các chất sinh học các loại thủy sản.
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông Tin và Truyền Thông
Bao gồm các loại ấn phẩm (sách, báo, lịch, tranh, ảnh), tem, chế bản chuyên dùng cho ngành in, máy in các loại, sản phẩm đảm bảo an toàn thông tin mạng
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch
Các tác phẩm điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn được ghi hình bằng mọi hình thức, tác phẩm mỹ thuật và nhiếp ảnh, các thiết bị trò chơi điện tử,các loại đồ chơi dành cho trẻ em.
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế
Thuốc đã có giấy ký lưu hành, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị y tế có số lưu hành, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc chưa có giấy lưu hành tại Việt Nam, chất chuẩn, bao bì tiếp xúc với thuốc, thực phẩm nhập khẩu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hóa chất, trang thiết bị nhập khẩu để nghiên cứu, trang thiết bị y tế,chế phẩm phục vụ cho mục đích viện trợ, mỹ phẩm.
Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Chỉ gồm nguyên liệu là vàng nguyên chất, đây là nguyên liệu đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của riêng Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam vì nó ảnh hưởng đến ngân sách cả nước
Với những thông tin về giấy phép nhập khẩu cũng như những vấn đề liên quan, đội ngũ bài viết hy vọng bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện về giấy phép nhập khẩu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với đội ngũ của https://nhattinquocte.net.