Lò bánh mì là cơ sở kinh doanh – sản xuất bánh mì theo yêu cầu của khách hàng. Các loại bánh mì có thể bao gồm bánh sừng bò, bánh mì, bánh nướng, bánh cuộn, bánh mì tròn, …. Nếu bạn muốn mở một lò bánh mì như vậy thì bạn phải chuẩn bị đủ số vốn để thực hiện. Vậy mở lò bánh mì cần bao nhiêu vốn?
Contents
Chi phí địa điểm mở tiệm bánh mì phù hợp
Đầu tiên, chi phí cho mặt bằng, cơ sở bánh mì. Bạn có thể mở lò bánh mì theo một trong ba hình thức sau: tiệm bán bánh mì; cơ sở sản xuất bánh mì hay kết hợp vừa bán vừa sản xuất. Với mỗi hình thức, bạn sẽ chọn địa điểm, mặt bằng khác nhau và giá cả cũng sẽ khác nhau.
Với tiệm bánh mì, vị trí cửa hàng nên gần những nơi đông đúc, có dân cư.
Với cơ sở sản xuất, bạn cần mặt bẳng rộng. Còn vị trí ở đâu không quan trọng. Bạn có thể ở những nơi không gần dân cư để có thể giảm được chi phí về địa điểm cửa hàng.
Với hình thức kết hợp vừa bán, vừa sản xuất, mặt bằng cần không những rộng mà cũng phải ở khu sầm uất. Ngoài ra, bạn còn cần thêm những chiếc tủ kính trưng bày bánh thật bắt mắt.
Chi phí thiết bị làm bánh
Thứ hai, một thứ cũng khá quan trọng cho các cơ sở sản xuất bánh là các thiết bị làm bánh. Bạn không thể đi đánh giặc mà không có kiếm. Tương tự vậy làm bánh nhưng không có dụng cụ thiết bị thì sao được.
Các thiết bị và dụng cụ cần thiết cho một cơ sở sản xuất bánh: máy đánh bột, máy chia bột, máy se bột, tủ ủ bột, lò nướng, … và một số dụng cụ khác như: thìa đo lường, dao cắt bánh, bao bì …
Và chi phí cho dụng cụ thiết bị tùy thuộc vào quy mô, loại sản phẩm. Bạn có thể tham khảo giá tại các cơ sở chuyên cung cấp dụng cụ máy móc làm bánh như Kiến An. Lò nướng bánh Kiến An chuyên cung cấp các thiết bị máy móc làm bánh mì toàn quốc.
Có thể nói đây là phần mà tốn chi phí nhất.
Chi phí thành phần
Chi phí cho việc mua sắm bàn ghế, tủ bánh, tủ lạnh và một số dụng cụ thiết yếu khác cho tiệm bánh. Bạn không thể nào vào một tiệm bánh không có tủ trưng bày. Hay một tiệm bánh mà không có nổi các dụng cụ vệ sinh cơ bản, … Và với một tiệm bánh quy mô lớn, máy tính tiền, máy lạnh, … cũng rất cần thiết đấy.
Chi phí cho việc tiếp thị
Cơ bản chi phí tiếp thị ban đầu bạn cần chuẩn bị cho việc: thiết kế logo, bảng hiệu, tạo trang web, tài liệu quảng cáo (menu), voucher, tờ rơi…. Tùy thuộc vào chiến lược tiếp thị của lò bánh mì mà chi phí có thể thay đổi.
Chi phí nhân sự
Chi phí nhân sự ngoài việc phụ thuộc vào số lượng, quy mô của lò bánh thì còn phụ thuộc vào địa lý. Thông thường, lương nhân viên ở các thành phồ nhỏ sẽ thấp hơn so với ở những thành phố lớn. Hay một lò bánh mì phục vụ chủ yếu khách nước ngoài thì chi phí nhân viên cũng sẽ cao hơn. Thế nên, hãy ước lượng khối lượng công việc lò bánh cần làm là gì. Và bạn cần bao nhiêu nhân viên cho những công việc đó. Sau đó khảo sát mức lương trung bình ở khu vực này là bao nhiêu. Từ đó bạn có thể dự trù được chi phí nhân sự cho mỗi tháng.
Mở tiệm bánh mì cần bao nhiêu vốn
Nhưng nhìn chung tại Việt Nam ta, vốn ban đầu (chưa tính chi phí nhân sự) để mở một lò bánh mì nằm ở khoảng 80 – 95 triệu:
– Máy trộn bột với dung tích khoảng 8-10kg có giá 12-15 triệu
– Tủ ủ bột tầm 10-15 triệu
– Còn lò nướng bánh mì loại cơ bản 6 khay là khoảng 40 triệu.
– Chi phí thiết kế tiệm bánh: bảng quảng cáo đến tủ kính trưng bày sẽ khoảng 10-15 triệu
– Giá thuê mặt bằng thì tầm 8 đến 10 triệu.
Vậy nên, để mở một tiệm bánh , trong tay bạn cần có 100 triệu đồng là sẽ khá ổn để đầu tư được. Còn về con số cụ thể chính xác các loại lò nướng bánh mì 5 khay, lò nướng Kiến An không thể đưa ra được. Nhưng với những con số khái quát dự trù ở trên, hy vọng bạn có thể tham khảo và gặt được nhiều thành công. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề trong việc mua các thiết bị máy móc làm bánh mì hãy liên hệ 0981.039.983 hoặc đến trực tiếp Số 4/50, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Kiến An sẽ luôn hỗ trợ bạn hết sức có thể.
Tin bạn quan tâm: Có nên sử dụng máy chia bột làm bánh hay không?