Hiện nay, một số công ty hoạt động với nhiều lĩnh vực hay ngành nghề khác nhau nên gặp nhiều trở ngại trong việc tra cứu theo cách truyền thống. Vì vậy, từ ngày 01/07/2015, các ngành nghề kinh doanh sẽ được cung cấp chi tiết tại cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Bài viết sau đây hướng dẫn chi tiết về cách tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng mã số thuế trên website và cổng thông tin quốc gia dễ dàng và nhanh chóng nhất. Tham khảo ngay nhé!
Contents
Giới thiệu về ngành nghề kinh doanh
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì chưa có khái niệm nào chính xác về ngành nghề kinh doanh. Nhưng trong các văn bản pháp luật thì có đề cập đến, cụ thể là ngành nghề kinh doanh được phân loại theo Quyết định 27/2018/QĐ–TTg do Thủ tướng chính phủ ban hành.
Theo Điều 3 tại Quyết định 27/2018/QĐ–TTg thì hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam bao gồm nội dung và danh mục như sau:
- Nội dung
Hệ thống ngành kinh tế tại Việt Nam nêu rõ, hoạt động kinh tế bao gồm trong từng bộ phận (các hoạt động đã được xác định bên trong ngành kinh tế và loại trừ những ngành thuộc mã ngành kinh tế khác).
Ví dụ: Mã ngành xây dựng công trình đường sắt là 4211-42110 sẽ bao gồm việc xây dựng đường sắt, đường hầm sắt, tàu điện ngầm,… và ngoại trừ hoạt động lắp đặt đèn chiếu sáng, biển báo (43210) hay hoạt động kiến trúc (71101),…
- Danh mục
Ngành cấp 1: Gồm 21 ngành, được mã hóa theo từ A-U theo bảng chữ cái. Ví dụ: F ngành xây dựng.
Ngành cấp 2: Gồm 88 ngành, được mã hóa bằng 2 số theo ngành cấp 1 tương ứng. Ví dụ: 42: xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
Ngành cấp 3: Gồm 242 ngành, được mã hóa bằng 3 số theo ngành cấp 2 tương ứng. Ví dụ: 421: xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.
Ngoài ra còn có ngành cấp 4 có 486 ngành và ngành cấp 5 có 734 ngành.
Xem thêm: Thủ tục thêm ngành nghề kinh doanh được cung cấp bởi Hoàn Cầu Office
2 Cách tra cứu ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty
Qua cổng thông tin quốc gia
Bước 1: Vào trang cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đường link: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Sau đó xuất hiện giao diện như hình, bạn nhập mã số thuế của doanh nghiệp vào ô “Tìm kiếm” nằm phía góc phải trên cùng.
Bước 2: Khi trang chủ màn hình hiện lên, tại cột “Danh mục sản phẩm” chọn Thông tin doanh nghiệp cụ thể → Nhập mã số thuế doanh nghiệp → Tìm kiếm. Lúc này, thông tin doanh nghiệp sẽ xuất hiện tại ô “Danh sách kết quả tìm kiếm”.
Bước 3: Để xem thêm danh mục sản phẩm mà công ty đang hoạt động thì tại ô “Mã số doanh nghiệp” trong khung “Danh sách kết quả tìm kiếm” → Click chuột vào mã số thuế có dòng chữ xanh.
Qua website mã số thuế
Bước 1: Bạn truy cập vào đường link website mã số thuế tại:http://masothue.com sẽ xuất hiện giao diện như hình bên dưới. Sau đó nhập mã số thuế vào ô “Tra cứu mã số thuế”.
Bước 2: Sau khi nhập mã số thuế thì thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được trả kết quả ngay sau đó.
Một số câu hỏi thường gặp khi tra cứu ngành nghề kinh doanh
Sau khi khảo sát, chúng tôi tổng hợp được một số câu hỏi thường gặp về việc tra cứu ngành nghề kinh doanh và hướng trả lời như sau:
Hóa đơn có thể được xuất ra khi chưa đăng ký ngành nghề không?
Trả lời: Có. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thực hiện bổ sung thêm những ngành nghề đó trong vòng 10 ngày kể từ khi có sự thay đổi, nếu không sẽ bị cơ quan xử phạt theo quy định về việc khai báo thay đổi nội dung đăng ký ngành nghề doanh nghiệp tại Điều 31 theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Có thể đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề không?
Trả lời: Có. Vì pháp luật cho phép kinh doanh nhiều ngành nghề và không bị cấm. Những ngành nghề yêu cầu vốn hay chứng chỉ hành nghề,… doanh nghiệp phải đáp ứng được các chỉ tiêu của ngành đó mới có thể hoạt động. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên đăng ký những ngành nghề mà mình sẽ hoạt động và theo đuổi, không nên đăng ký nhiều mà không cần thiết cho định hướng phát triển của mình.
Ghi ngành nghề kinh doanh như thế nào là đúng?
Trả lời: Để ghi ngành nghề kinh doanh đúng, doanh nghiệp ghi theo mã ngành cấp bốn theo quy định trong 27/2018/QĐ-TTg. Những doanh nghiệp thành lập trước ngày 20/8/2018 thì phải bổ sung ngành nghề kinh doanh mới nếu những ngành này bị theo đổi theo quy định. Nếu có thì doanh nghiệp cần cấp mã hóa lại theo nghề cấp 4 sao cho phù hợp và tiến hành thực hiện bổ sung ngành nghề.
Cách để kiểm tra các ngành nghề kinh doanh để thành lập công ty?
Trả lời: Tra cứu theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh doanh của Việt Nam. Doanh nghiệp xem chi tiết nội dung ngành kinh tế tại các mục và phụ lục I, II theo quyết định trên hoặc tham khảo bằng mã số thuế như đã hướng dẫn.
Xem thêm: Thủ tục quy trình thành lập công ty
Lời kết
Trên đây là toàn bộ nội dung chi tiết và hữu ích về tra cứu ngành nghề kinh doanh theo cả 2 cách và những câu hỏi thường gặp mà chúng tôi tổng hợp được. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến ngành nghề kinh doanh và cách tra cứu như thế nào thì hãy vui lòng liên hệ ngay chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Bạn có thể quan tâm đến: Cách thêm ngành nghề kinh doanh