Tác động của cà phê sữa đến đường huyết người tiểu đường

Bị tiểu đường uống cà phê sữa được không?

Sức khỏe

Bệnh tiểu đường là bệnh lý liên quan đến sự không thể điều tiết đường huyết của cơ thể. Một số thông tin cho rằng người bị tiểu đường không nên dùng các loại cà phê sữa. Vậy tiểu đường uống cà phê sữa được không? Tiểu đường có uống được cà phê hòa tan không? Hãy cùng chúng tôi đọc bài viết này để có thêm thông tin.

Người bị tiểu đường uống cà phê được không?

Người bị tiểu đường có uống cà phê sữa được không?

Cà phê thường được dùng vào mỗi buổi sáng, nó không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn là một phần của văn hoá người Việt. Một ly cà phê vào buổi sáng giúp tinh thần sảng khoái và hứng khởi cho công việc. 

Đối với người trẻ, khỏe mạnh và không bị như tiểu đường thì việc uống 2 tách cà phê 240ml mỗi ngày dường như không ảnh hưởng đến đường huyết. Người bình thường, nam giới có thể tiêu thụ khoảng 9 muỗng cà phê đường mỗi ngày, còn nữ giới thì có thể dùng khoảng 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Vậy người bệnh tiểu đường có uống cà phê được không? Theo bác sĩ Võ Trần Nguyên Duy, chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM, người bệnh hoàn toàn có thể thêm đường hoặc sữa đặc vào cà phê. 

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, việc thêm một vài muỗng cà phê đường hoặc sữa đặc vào ly cà phê sẽ không gây tăng đường huyết nhưng vẫn nên hạn chế lượng đường trong cà phê hoặc sữa lại để không gây nên tình trạng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nặng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì nên hạn chế cho thêm sữa đặc, đường hay các loại siro tạo ngọt, nhất là loại latte (tức là cà phê nhiều sữa). Bởi các chất tạo ngọt được thêm vào cà phê như món cà phê sữa đậm đặc tại Việt Nam có thể khiến bệnh nhân tiểu đường khó giữ đường huyết ổn định, tăng nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng của tiểu đường gây nguy hiểm. 

Người bị tiểu đường có uống cà phê sữa được không?
Người bị tiểu đường có uống cà phê sữa được không?

Người tiền tiểu đường uống cà phê sữa được không? 

Tiền tiểu đường là tình trạng Glucose trong máu khi đói ở mức 100 – 125 mg/dl. Nó là một dạng rối loạn dung nạp Glucose, lượng đường trong máu ở mức cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán là tiểu đường. 

Đối với người tiền tiểu đường không phải các trường hợp này đều sẽ tiến triển lên tiểu đường. Tuy nhiên nếu chế độ ăn uống không được kiểm soát sẽ dễ dẫn đến tiểu đường trong khoảng thời gian 4 năm, còn với người có chế độ ăn uống khoa học thì sẽ kéo dài lên 10 năm và thậm chí có thể đẩy lùi hoàn toàn.

Vậy nên lời khuyên tốt nhất cho người bị tiền tiểu đường là hạn chế nhiều nhất các lượng chất từ đường và sữa vào trong cà phê.

Người tiểu đường có thể uống cà phê hoà tan không?

Đối với cà phê hoà tan thì có nhiều loại như cà phê đen hoà tan không đường, cà phê sữa hoà tan, cà phê đen hoà tan có đường. Như trên thì người tiểu đường nên sử dụng cà phê đen hoà tan không đường và có thể thêm lượng đường hoặc sữa bên ngoài để dễ kiểm soát hơn. Còn với các loại cà phê hoà tan có chứa sữa và đường thì cũng sẽ có liều lượng tuy nhiên có thể nó không phù hợp cho người bệnh nên lời khuyên là hạn chế hoặc không sử dụng.

Tác động của cà phê sữa đến đường huyết của người bị bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê dù chứa caffein – thực sự có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường, tác động của caffeine đối với hoạt động của insulin có thể liên quan đến lượng đường trong máu cao hơn hoặc thấp hơn. Đối với một số người mắc bệnh tiểu đường, khoảng 200 mg caffeine – hoặc tương đương với một đến hai cốc cà phê pha nguyên chất 8 ounce (240ml) – có thể gây ra tác dụng này. 

Caffeine ảnh hưởng đến mỗi người một cách khác nhau. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc đang cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu thì việc hạn chế lượng cafein trong chế độ ăn uống có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.

Tác động của cà phê sữa đến đường huyết người tiểu đường
Tác động của cà phê sữa đến đường huyết người tiểu đường

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Duke University Medical Center, việc sử dụng cà phê có thể làm tăng mức đường huyết trung bình trong ngày lên 8% và cũng góp phần làm tăng lượng đường huyết sau ăn. Còn đến buổi tối thì con số này có thể tăng lên đến 26%.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do cà phê có tính kháng lại tác dụng làm giảm đường huyết của insulin nên sẽ khiến cho đường không thể đi vào tế bào và bị ứ lại trong máu từ đó gây tăng đường huyết. Ngoài ra, việc sử dụng cà phê còn làm tăng và phóng thích adrenalin – đây là chất làm tăng đường huyết, gây ra hiện tượng run tay, hồi hộp và ép tim, tăng huyết áp.

Một số lưu ý với người bệnh tiểu đường khi uống cà phê 

Người bị tiểu đường uống cà phê có làm tăng đường huyết không? Câu trả lời là nếu là cà phê không đường, không sữa thì có thể không gây ảnh hưởng gì. Tóm lại, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng cà phê. Các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường cho ta lời khuyên rằng: “đối với người bệnh tiểu đường thì chỉ nên uống 2 tách cà phê không đường cho mỗi ngày để đảm bảo an toàn”. Như vậy, chỉ 1 – 2 tách cà phê mỗi ngày sẽ không dẫn đến tác hại lớn cho người bệnh tiểu đường, nhưng tránh thêm đường, sữa hoặc các chất tạo ngọt khác.

Lưu ý cho người tiểu đường khi uống cà phê
Lưu ý cho người tiểu đường khi uống cà phê

Với người bình thường thì mức đường tiêu thụ tốt nhất là khoảng 36 gram với nam giới và khoảng 25 gram đối với nữ giới. Còn người bệnh tiểu đường thì có thể sử dụng cà phê, tuy nhiên là cà phê không đường hoặc thêm lượng sữa, lượng đường trong cà phê ít hơn mức trên là tốt nhất.

Lọc cafein trước khi uống: vì chất có trong cà phê sẽ tác động đến hệ thần kinh của người bệnh tiểu đường gây ra hiện tượng khó ngủ, mệt mỏi, tạo cảm giác hưng phấn, chức năng hoạt động, tác động lên xương,..

Gợi ý một số đồ uống thay thế cà phê cho người bệnh tiểu đường

  • Trà xanh: là một lựa chọn tốt với nhiều lợi ích cho sức khỏe vì nó không chứa calo cao và chất chống oxy hóa như polyphenol, giúp chống lại ung thư và kích thích hệ miễn dịch. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống quá nhiều hoặc uống trước bữa ăn để không làm loãng dịch dạ dày và gây viêm dạ dày.
  • Nước chanh tươi, cam tươi, bưởi: là một thức uống giải nhiệt tốt cho người bệnh tiểu đường. Giúp làm giảm tác hại của bệnh tiểu đường vì trong thành phần có chứa chất xơ hoà tan và vitamin C có thể giúp giảm mức cholesterol, chất béo trung tính và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh tim, thận. Tuy nhiên, để không làm ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu thì người bệnh tiểu đường nên hạn chế lượng đường lại hoặc có thể dùng đường ăn kiêng.
Một số đồ uống thay thế cà phê cho người bệnh tiểu đường
Một số đồ uống thay thế cà phê cho người bệnh tiểu đường
  • Sữa và sữa hạt: Nên dùng sữa không đường, ít béo hoặc không béo để phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Trong 100g sữa có khoảng 50 kcal, vì vậy lượng sữa giới hạn cho người bệnh khoảng 200ml/ngày. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể dùng sữa hạt như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa đậu phộng,..sẽ giàu chất dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Nước ép táo: Trong táo có chứa chất xơ hoà tan pectin giữ nước và làm sạch ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi, đồng thời giữ cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và giảm mức cholesterol trong cơ thể từ đó giúp điều chỉnh và giảm đường huyết.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có sản xuất các loại sữa dành riêng cho người bị bệnh tiểu đường như sữa tiểu đường gluzabet, sữa Abbott Glucerna, sữa nước Glucerna Shake, sữa Ensure Diabetes Care,….đây là những dòng sữa tách béo, có hàm lượng canxi cao, chứa nhiều chất dinh dưỡng hoặc có chiết suất từ thực vật.

Tham khảo thêm: 8 món ăn vặt văn phòng tốt cho người tiểu đường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *