Một trong những yếu tố đưa sản phẩm và dịch vụ của bạn dẫn đầu thị trường chính là nhờ vào chiến lược khác biệt hóa mà doanh nghiệp của bạn sử dụng. Vậy chiến lược khác biệt hóa đóng vai trò như thế nào mà lại ảnh hưởng sâu săc đến nhận thức của khác hàng và tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của các doanh nghiệp như vậy? Bài viết dưới đây Ekhuyenmai.vn sẽ từng bước giúp bạn tìm hiểu khái niệm của chiến lược khác biệt hóa và vai trò của nó trong kinh doanh là như thế nào nhé!
Contents
Chiến lược khác biệt hóa là gì
Chiến lược khác biệt hóa (Differentiation Strategy) là một khái niệm trong lĩnh vực chiến lược kinh doanh, đề cập đến cách một doanh nghiệp hoặc tổ chức tạo ra sự khác biệt độc đáo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Chiến lược này tập trung vào việc phát triển, thiết kế, và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có các đặc điểm, tính năng hoặc giá trị độc đáo mà không có trong sản phẩm hoặc dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của chiến lược khác biệt hóa là tạo ra sự phân biệt mạnh mẽ, khiến sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên khó có thể thay thế bởi các lựa chọn khác trên thị trường.
Chính Apple là một ví dụ điển hình của sự khác biệt hóa từ thiết kế sản phẩm mang hơi hướng tối giản hoàn toàn biệt lập với diện mạo của các đối thủ cạnh tranh cho đến hệ điều hành độc quyền trên các thiết bị cũng đã cho thấy họ thật sự đã rất tập trung để tạo ra sự khác biệt hóa tuân theo giá trị cốt lõi của sản phầm, nâng cao trải nghiệm chính là sự khác biệt lớn nhất mà Apple mang lại.
>> Xem thêm: Kỹ năng giao việc | Cách làm chủ kỹ năng giao việc của nhà quản lý
Các loại chiến lược khác biệt hóa trong bán hàng và marketing
Trong lĩnh vực bán hàng và marketing, chiến lược khác biệt hóa được áp dụng để tạo ra sự phân biệt độc đáo giữa sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, cách tạo dựng sự khác biệt trong chiến lược nên dựa vào một số loại chiến lược phổ biến sau:
Khác biệt về giá
Tạo ra sự khác biệt về giá là đặt ra một mức giá thấp hơn hoặc cao hơn đối thủ cạnh tranh và mong đợi của khách hàng.
Nghĩa là khi sản phẩm được đưa vào thị trường với mức giá rất cao, cao hơn nhiều lần so với đối thủ cạnh tranh để nhanh chóng thu được lợi nhuận ban đầu. Tuy nhiên, để làm được điều này thì sản phẩm hoặc dịch vụ đó phải có sự khác biệt lớn, tính năng vượt trội, thiết kế thông minh và giá trị thương hiệu cao. Tuy nhiên nếu giữ mức giá ấy cho một khoảng thời gian dài sẽ tạo ra phản ứng ngược.
Do đó, sau khi bán sản phẩm với giá cao thì nhà sản xuất nên hạ giá để bán sản phẩm cho nhiều tầng lớp khách hàng hơn và duy trì được mức vốn ổn định. Đây được gọi là “Định giá hớt ván”.
Lưu ý: Định giá hớt váng chỉ hiệu quả khi chất lượng và hình ảnh sản phẩm phải đủ tốt để hỗ trợ cho mức giá cao của nó, phân khúc thị trường mục tiêu phải đủ lớn, chi phí không quá cao khi sản xuất ở quy mô nhỏ và đối thủ cạnh tranh không dễ dàng tham gia vào thị trường để áp dụng mức giá thấp hơn.
Còn khi sản phẩm được đưa vào thị trường với mức giá thấp hơn mong đợi của người dùng thì chiến lược này chỉ áp dụng khi sản phẩm của bạn là hoàn toàn mới, và tạo điểm nhấn bằng giá thấp để giành được sự chú ý của người dùng trên thị trường. Chiến lược này được gọi là “Định giá thâm nhập thị trường”, nếu thành công thì doanh nghiệp sẽ chiếm lĩnh phần lớn thị phần và tiêu diệt nhiều đối thủ cạnh tranh.
Lưu ý: Nếu áp dụng chiến lược này cho một thời gian dài, khách hàng có thể nghi ngờ chất lượng sản phẩm của bạn và bạn dần sẽ không còn khả năng để chi trả cho các hoạt động sản xuất.
Khác biệt tập trung
Chiến lược khác biệt hóa này là tập trung vào việc phục vụ một đoạn thị trường cụ thể, đó có thể là một nhánh của dòng sản phẩm.
Ưu điểm của chiến lược này là nó cho phép doanh nghiệp có thể tập trung nghiên cứu và thỏa mãn một nhóm nhất định nhu cầu của thị trường nên doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt được sự thay đổi của phân khúc mà doanh nghiệp hướng đến để nhanh chóng đáp ứng với sự thay đổi đó.
Khác biệt trong sản phẩm
Sự khác biệt của sản phẩm là khía cạnh giúp phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty với đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố tạo nên sự khác biệt thường là: thiết kế của sản phẩm, marketing, đóng gói và giá cả.
>> Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Các bước giải quyết vấn đề
Tầm quan trọng của chiến lược khác biệt hóa trong doanh nghiệp
Không có doanh nghiệp nào mong muốn thương hiệu của mình tương đồng hay không thể được phân biệt với các đối thủ cạnh tranh khác. Do đó, họ luôn tìm mọi cách để biến bản thân trở nên nổi bật hơn và được khác hàng biết đến nhiều hơn. Đây cũng là lý do chính làm cho chiến lược khách biệt hóa trở nên quan trọng hơn.
Khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Để thu hút được khách hàng tiềm năng, bản thân bạn phải là nơi cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng đánh giá là có tiềm lực. Để khách hàng của bạn dễ dàng tìm ra bạn hơn thì cách duy nhất là bạn phải khác so với đối thủ cạnh tranh trong cùng một thị trường. Sự khác biệt đó có thể là khác biệt về sản phẩm, dịch vụ đi kèm hoặc chăm sóc khách hàng.
Tạo ra lòng trung thành
Lòng trung thành chính là một trong những lý do chính đáng nhất khiến họ khó từ bỏ một sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã quen thuộc, nó cũng giống như một thói quen và thói quen thì rất khó để từ bỏ. Để tạo cho khách hàng thói quen đó thì bạn phải thuyết phục được họ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thường xuyên hơn, mang lại cho học những gì mà họ nghĩ rằng họ xứng đáng được nhận để tạo ra lòng trung thành lớn nhất.
Vai trò của chiến lược khác biệt hóa
- Tạo lợi thế cạnh tranh: Khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược khác biệt hóa thành công, họ tạo ra một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Sự khác biệt trong sản phẩm hoặc dịch vụ của họ giúp thu hút và giữ chân khách hàng, tạo ra lòng trung thành và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.
- Đạt được giá trị cao hơn: Khác biệt hóa cho phép doanh nghiệp đề xuất giá trị cao hơn cho khách hàng, vì khách hàng thấy sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đáng giá và độc đáo hơn so với các tùy chọn khác trên thị trường.
- Giảm áp lực cạnh tranh giá: Trong khi các doanh nghiệp không khác biệt phải cạnh tranh với giá cả, doanh nghiệp thực hiện chiến lược khác biệt hóa có thể giảm thiểu áp lực cạnh tranh giá bằng cách tạo ra một lợi thế cạnh tranh không phải dựa vào giá.
- Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ: Một chiến lược khác biệt hóa thành công giúp xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và độc đáo. Thương hiệu được định vị rõ ràng và tạo nên ấn tượng tích cực với khách hàng.
- Tạo ra lòng trung thành khách hàng: Khác biệt hóa giúp tạo ra lòng trung thành của khách hàng, bởi vì họ tìm thấy giá trị đặc biệt và duy nhất từ sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Phòng ngừa các đối thủ tiềm năng: Một khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược khác biệt hóa thành công và xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng biệt, các đối thủ mới sẽ gặp khó khăn trong việc xâm nhập và cạnh tranh trong thị trường của bạn.
>> Xem thêm: Hoạch định chiến lược là gì? Các bước hoạch định chiến lược
Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa
Trong kinh doanh, bất kì chiến lược nào cũng tồn tại hai mặt nếu áp dụng không đúng cách
Ưu điểm
- Đòi hỏi sự đổi mới và cải tiến không ngững của sản phẩm và dịch vụ, từ đó thu hút sự chú ý và tạo được lòng trung thành của khách hàng
- Làm tăng giá trị của khách hàng, bằng cách tận dụng tốt chiến lược khác biệt hóa cho sản phẩm của bạn, khách hàng sẽ đánh giá cao sự đổi mới và sẵn sàng trả cái giá cao hơn cho sản phẩm mà họ yêu thích.
- Nếu bạn có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về giá trị hoặc tính năng, bạn có thể giảm thiểu áp lực cạnh tranh dựa trên giá.
- Khác biệt hóa có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng, khi họ cảm thấy bạn hiểu và đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
Nhược điểm
- Phát triển và duy trì sự khác biệt độc đáo có thể đòi hỏi đầu tư tài chính lớn. Nâng cao chất lượng, phát triển tính năng độc đáo, hoặc cung cấp dịch vụ khác biệt thường yêu cầu kinh phí cao hơn.
- Đôi khi, sự khác biệt độc đáo có thể hạn chế doanh nghiệp trong việc mở rộng vào các phân đoạn thị trường khác hoặc mở rộng quá nhanh.
Để biết thêm nhiều thông tin về chiến lược khác biệt hóa cũng như các vấn đề liên quan, tham khảo ngay danh mục Bài viết hay để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Sau khi đọc bài viết này, bạn cũng phần nào hình dung được các chiến lược khác biệt hóa đóng vai trò quan trọng như thế nào đối vợi sự phát triển của một doanh nghiệp. Trong một tổ chức, họ luôn tìm kiếm những ai có khả năng đóng góp vào công ty để mang lại sự đổi mới cho sản phẩm và dịch vụ của họ.
Chiến lược khác biệt hóa là kỹ năng mà bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để thành thạo và am hiểu hết từ mong muốn của khách hàng cho đến các biến động của thị trường. Để rút ngắn thời gian đó, bạn cũng có thể tham khảo các khóa học tại Cts Việt Nam để lựa lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất cho tương lại. Đến với Cts Việt Nam, bạn sẽ không cảm thấy lãng phí với những gì mà bạn bỏ ra. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: