Việc sử dụng đèn hồng ngoại trị liệu trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị các vấn đề về cơ thể như làm lành vết thương, làm đẹp đã không còn là khái niệm quá xa lạ. Tuy nhiên, việc sử dụng đèn hồng ngoại trong trị liệu vẫn còn khá mơ hồ đối với nhiều người sử dụng. Trong bài viết này, Blog chia sẻ thông tin sẽ giới thiệu chi tiết về loại đèn này, cùng những lưu ý khi sử dụng để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Contents
Khái niệm về đèn hồng ngoại trị liệu
Đèn hồng ngoại là một thiết bị sử dụng ánh sáng đặc biệt từ bóng đèn hồng ngoại, được áp dụng để hỗ trợ và điều trị các vấn đề sức khỏe như sưng viêm khớp, tăng cường quá trình lành vết thương, giảm nguy cơ sưng viêm và phù nề,…
Một số kiến thức cơ bản về đèn hồng ngoại:
- Tia hồng ngoại là những bức xạ điện từ có bước sóng từ 700nm đến 1400nm, vượt quá phạm vi của ánh sáng mà chúng ta có thể nhìn thấy. Vì thế, tia hồng ngoại này chúng ta không thể nhận biết được bằng mắt thường.
- Đèn hồng ngoại được thiết kế để phát ra tia hồng ngoại cùng với ánh sáng đỏ để mắt ta có thể quan sát được phạm vi tác động của tia hồng ngoại lên các vật thể mà nó chiếu sáng.
- Tùy vào mỗi loại đèn hồng ngoại trị liệu khác nhau mà chúng có công suất khác nhau, tuy nhiên loại đèn hồng ngoại trị liệu có công suất 250W là loại được sử dụng phổ biến nhất.
- Tác dụng chủ yếu của loại đèn hồng ngoại trị liệu này là tác dụng nhiệt.
Những trường hợp cần sử dụng đèn hồng ngoại trị liệu
- Đèn hồng ngoại có tác dụng giúp giảm đau và giảm co thắt cơ trong các trường hợp đau mạn tính như đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ, và nhiều chứng đau khác.
- Hỗ trợ trong việc giảm viêm mãn tính như viêm khớp, thoái hóa khớp, áp xe, và giảm phù nề do viêm hoặc chấn thương.
- Đèn hồng ngoại trị liệu còn giúp tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong các trường hợp vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo và cải thiện tổ chức da, cơ sẹo xơ dính.
- Ngoài những ứng dụng trên, đèn hồng ngoại trị liệu còn có tác dụng trong một số trường hợp khác như cải thiện dinh dưỡng do tuần hoàn kém, giảm co thắt cơ và tăng lực chuẩn bị trước khi vận động.
Những tiêu chí trong cách chọn đèn hồng ngoại trị liệu
Những tiêu chí trong cách chọn đèn hồng ngoại trị liệu mà bạn cần chú ý sau đây.
Nguồn gốc, xuất xứ
Trên thị trường hiện nay, hầu hết các loại đèn hồng ngoại đều có nguồn gốc không rõ ràng, chủ yếu là những sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Vậy nên, bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy để sử dụng như Beurer, thương hiệu đèn hồng ngoại trị liệu đến từ Đức. Đèn của Beurer được đánh giá cao về chất lượng, độ bền và cung cấp phụ kiện thay thế khi cần thiết.
Công suất
Tùy vào mục đích và tình trạng bệnh lý mà bạn cần lựa chọn những loại đèn hồng ngoại có mức công suất khác nhau. Tuy nhiên, trước khi mua bạn cần thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ để tìm mua đèn hồng ngoại trị liệu với công suất 100W, 150W hoặc 300W phù hợp. Đặc biệt, bạn không nên mua và sử dụng đèn hồng ngoại một cách tùy tiện khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ để tránh những sự cố không mong muốn xảy ra.
Chức năng
Bên cạnh chức năng cơ bản là phát ra tia hồng ngoại để hỗ trợ trong quá trình điều trị, hiện nay có nhiều dòng đèn hồng ngoại được trang bị thêm tính năng hẹn giờ. Chức năng này cho phép bạn đặt thời gian hoạt động của đèn và khi đạt đến thời gian đã cài đặt, đèn sẽ tự động tắt thuận tiện khi sử dụng.
Giá thành
Hiện nay, việc sở hữu một chiếc đèn hồng ngoại trị liệu là cực kỳ đơn giản với giá đèn hồng ngoại trị liệu chỉ từ 1-2 triệu đồng. Dù giá thành rẻ có hấp dẫn, nhưng khi lựa chọn đèn hồng ngoại trị liệu, bạn cần cẩn thận để chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng, tính năng cần thiết và độ uy tín của thương hiệu để an tâm trong quá trình sử dụng.
Top những mẫu đèn hồng ngoại phổ biến được tin dùng
Dưới đây là một số mẫu đèn hồng ngoại phổ biến mà được tin dùng.
Đèn hồng ngoại trị liệu công suất 100W Beurer IL11
Đèn hồng ngoại trị liệu Beurer IL11 là sự lựa chọn đúng đắn với giá thành phải chăng và có tích hợp những tính năng trị liệu cơ bản. Đèn được sử dụng trong các trường hợp hỗ trợ các vết thương chậm liền, giảm đau và co thắt trong các chứng đau mạn tính hoặc được dùng để giãn cơ cho các kỹ thuật trị liệu khác,…
Đặc biệt, đèn được làm từ nhựa cao cấp đáp ứng tiêu chuẩn Châu Âu, mang lại độ bền và chất lượng cao. Công suất đèn 100W đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng và nhiệt độ hồng ngoại phù hợp cho quá trình trị liệu. Ngoài ra, đèn còn được trang bị 4 nấc chỉnh góc nghiêng giúp dễ dàng điều chỉnh và chiếu sáng vào các vị trí cần thiết.
Đèn hồng ngoại trị liệu DGB-01
Đèn hồng ngoại trị liệu DGB-01 mang lại hiệu quả đáng kể trong việc thon gọn vóc dáng nhờ vào khả năng tạo nhiệt bằng ánh sáng hồng ngoại, giúp phá vỡ cấu trúc mỡ và hỗ trợ quá trình giảm cân nhanh chóng. Bên cạnh đó, đèn hồng ngoại trị liệu loại còn cung cấp các dưỡng chất làm trắng sáng da như vitamin C, vitamin E,…..
Khi sử dụng đèn hồng ngoại, bạn cần tuân thủ một số quy định cơ bản để đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong việc điều trị. Khoảng cách từ đèn đến vùng da cần điều trị thường nằm trong khoảng 30-80cm và chỉ nên sử dụng trong khoảng 15-30 phút. Đèn hồng ngoại trị liệu loại này cũng có khả năng điều chỉnh công suất lớn phù hợp với các trường hợp như đau nhức, bầm tím,…
Đèn hồng ngoại TNE Medilamp công suất 250W
Đèn hồng ngoại TNE 250W có nhiều công dụng như làm ấm cơ thể, giảm đau nhức, mệt mỏi và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh hơn. Đặc biệt, đèn hồng ngoại trị liệu này được sản xuất tại Việt Nam trên dây chuyền hiện đại được Bộ Y tế công nhận. Đồng thời, sản phẩm có núm điều chỉnh phù hợp với từng mục đích sử dụng. Ngoài ra, đèn hồng ngoại TNE Medilamp 250W còn giúp làm đẹp tóc, kích thích tóc mọc hoặc giúp giữ màu tốt hơn khi nhuộm tóc.
Một số lưu ý khi sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà
Để tránh những tổn thương trong quá trình sử dụng đèn hồng ngoại, chúng ta cần tuân thủ cách sử dụng một cách đúng đắn và an toàn nhất.
- Kiểm tra kỹ đèn hồng ngoại trị liệu trước khi sử dụng để đảm bảo tính chắc chắn trước khi sử dụng. Bạn nên lựa chọn những loại đèn có lớp bảo vệ để tăng tính an toàn khi sử dụng.
- Không nên đặt đèn quá gần hoặc quá xa nơi cần chiếu sáng, khoảng cách hợp lý nhất là tầm 45cm từ đèn đến vị trí cần chiếu sáng.
- Tránh để nước bắn vào đèn trong quá trình sử dụng nhằm tránh tình huống nguy hiểm xảy ra và bảo vệ đèn khỏi hư hỏng.
- Tuyệt đối không được sử dụng đèn hồng ngoại trị liệu cho những người đang bất tỉnh hoặc đang ngủ và trẻ sơ sinh.
- Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc choáng váng sau khi sử dụng đèn, hãy nghỉ ngơi và quan sát tình trạng sức khỏe để kịp thời xử lý.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đèn hồng ngoại trị liệu và những mẫu đèn với giá cả phải chăng và phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại đèn này và lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu, tiêu chí sử dụng của mình. Liên hệ ngay với công ty thiết bị y tế Hoa Đà để tìm hiểu thêm nhiều sản phẩm y khoa giúp quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình trở nên dễ dàng hơn nhé!