Mèo bị co giật là bệnh gì? Đây tình trạng hề không hiếm gặp với những người nuôi mèo. Tuy nhiên, nếu chủ quan thì sẽ gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm cho mèo của bạn.
Mèo bị co giật có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy nên, nếu bạn cũng đang nuôi mèo thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích cho mèo cưng nhà mình nhé.
Contents
Dấu hiệu mèo bị co giật
Khi mèo bị co giật thường có biểu hiện rất rõ rệt, dễ phát hiện. Vì vậy, hãy chú ý những biểu hiện dưới đây để có thể xác định mèo nhà bạn đang bị co giật hay không:
- Mèo bị co giật chân: Không kiểm soát được hành vi của mình và chân mất thăng bằng khi đứng.
- Đánh đuôi loạn xạ, đập mạnh vào các đồ vật trong nhà.
- Cào cấu khắp nơi trong nhà.
- Đồng tử giãn nở và không có tiêu cự.
- Tiết ra nhiều nước bọt.
- Không thể kiểm soát việc tiểu tiện như bình thường.
- Gào to, thái độ hung dữ.
Lưu ý: Khi mèo bị co giật thì bạn không nên cố gắng ép thú cưng của bạn chấm dứt các hành động trên. Hãy chờ cho đến khi hành vi ấy trôi qua và xoa dịu chúng.
>>> Xem thêm tại: Dấu hiệu mèo sắp chết như thế nào?
Các giai đoạn mèo bị co giật
Có 3 giai đoạn thường gặp khi mèo bị co giật: tiền co giật, co giật và hậu co giật.
- Tiền co giật: Trước khi cơn co giật bắt đầu, bạn có thể nhận thấy một số thay đổi ở mèo như sự bồn chồn và thiếu tập trung nếu bạn thường xuyên quan sát chúng.
- Co giật: Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài giây đến tận vài phút và tùy thuộc vào tình trạng bệnh trước đó. Ngoài ra, co giật cũng kèm theo các triệu chứng như la hét, chảy nước dãi và cào cấu xung quanh.
- Hậu co giật: Lúc này, mèo thường trở nên bối rối, lo âu và chán nản. Chúng có thể chạy tán loạn khắp nhà, va vào các đồ vật khác nhau hoặc thậm chí ngủ nhiều hơn bình thường.
Nguyên nhân mèo bị co giật
Mèo bị co giật phải làm sao? Nếu mèo của bạn đột nhiên bị co giật, mục tiêu đầu tiên là phải tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra cơn co giật ở mèo:
Do ăn phải thức ăn có độc
Mèo là loài động vật hay có tính tò mò, lục lọi đồ vật nên có thể sẽ ăn nhầm thứ gì đó dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Những biểu hiện thường xuất hiện như sùi bọt mép, cơ thể cứng đơ, đồng tử giãn nở. Mức độ mèo bị co giật mạnh nhẹ tùy vào lượng thức ăn và tác hại của chất độc mè mèo ăn phải.
Do trầm cảm hoặc chấn thương
Vấn đề này thường gặp nhất ở các con mèo con, mèo bị mẹ bỏ rơi. Mèo con bị co giật nhẹ cũng có thể do vấn đề về tâm lý hoặc đang bị chấn thương gây ra phản ứng bất thường. Do đó, không thể điều khiển hành vi của mình một cách bình thường. Khi mèo mắc bệnh trầm cảm nhẹ, cơ thể phản ứng bằng cách lên cơn co giật. Triệu chứng thường thấy ở bệnh này là mèo ngủ bị giật, lười biếng và không thích ăn.
Hội chứng hyperesthesia
Hội chứng Hyperesthesia hay còn được gọi là hội chứng rối loạn cảm giác. Khi mắc phải bệnh này lưng có chúng rất dễ nhạy cảm khi bị chạm vào người. Vùng da và cơ co giật, ngứa ngáy ẩn hiện trên da liên tục như gợn sóng. Chính vì quá nhạy cảm nên mèo không thể kiểm soát cơ thể và dễ lên những cơn co giật bất ngờ.
Bệnh liên quan đến chứng động kinh
Triệu chứng của bệnh động kinh khi mèo bị co giật thường thấy như xuất hiện các ảo giác, mất ý thức, bị teo cơ, nhiều hành vi phá phách khác… Mèo bị động kinh khiến các chức năng của hệ thần kinh mất cân bằng, khiến mèo không kiểm soát được cơ thể.
>>> Xem thêm tại: Mèo thở gấp có bị sao không? Cách điều trị đơn giản nhất
Những biến chứng nguy hiểm khi mèo bị co giật
Thỉnh thoảng, mèo nhà bạn sẽ xuất hiện những biến chứng không lường trước được, vì vậy hãy theo dõi và có cách xử lý phù hợp nhất nhé:
- Cắn vào lưỡi: Nếu bạn lo lắng khi bị co giật mèo sẽ cắn vào lưỡi, may mắn là chúng không cắn hoặc nuốt. Vì vậy, bạn không cần lấy que đặt ngang miệng mèo.
- Khoanh vùng an toàn: Nếu trước đó mèo của bạn đã có các tiền sử về co giật, thì bạn hãy hết sức chú ý đến khu vực leo trèo của chúng. Vì nếu không may mèo lên cơn co giật bất thường thì cần phải chuẩn bị vật dụng bảo hộ để tránh mèo rơi từ trên cao xuống, nguy hiểm đến tính mạng.
Cách khắc phục khi mèo bị co giật
Sử dụng thuốc giảm co giật
Nếu mèo bị co giật, cách tốt nhất là hãy đưa mèo của bạn đến bác sĩ để được chăm sóc và lên đơn thuốc hỗ trợ giảm co giật phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc mà phải đúng liều lượng phù hợp theo thể trạng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế nguy cơ mắc các tác dụng phụ khác.
Cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cần thiết khác
Trong quá trình khám tổng quát, nếu thú cưng thiếu hụt một dưỡng chất nào đó làm mất cân bằng tổng thể thì bác sĩ sẽ kê đơn để phục hồi thể trạng cho mèo. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng bằng các bữa ăn hằng ngày. Đây là cách chữa mèo bị co giật tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có rủi ro tương đối thấp nhưng cần theo dõi lâu dài để đảm bảo chế độ cân bằng hợp lý.
Một số cách điều trị khác
Các tình trạng mèo bị co giật vì tâm lý, một số giải pháp đưa ra nhằm cải thiện tình trạng tốt hơn hiện tại là dùng các loại thuốc được thiết kế để giảm trạng thái lo âu thái quá. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý đến liều lượng nạp vào cơ thể để tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
Bên cạnh đó, bạn cần cho chúng ra ngoài thường xuyên để tạo ra môi trường sống thoải mái. Từ đó, tạo ra nhiều niềm vui cho các em mèo giảm stress và giúp chúng sống khỏe mạnh, vui vẻ hơn.
Giờ thì bạn đã nắm rõ được tình trạng mèo bị co giật là như thế nào, các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra triệu chứng này và cách điều trị phù hợp. Bạn đừng nên chủ quan mà hãy thường xuyên cập nhật thêm những kiến thức về chăm sóc mèo để có thể có những cách xử lý phù hợp cho mèo nhà bạn.
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về mèo bị co giật và có cách chăm sóc tốt hơn. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin về chăm sóc thú cưng, thức ăn dinh dưỡng cho mèo cưng thì hãy liên hệ tại website: bmpet.vn nhé!
Tham khảo thêm bài viết liên quan: