co-nhung-phuong-phap-tap-cho-be-an-dam-nao

Phương pháp tập ăn dặm cho bé và những điều mẹ cần biết

Sức khỏe

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, ba mẹ thường băn khoăn không biết cho con ăn theo phương pháp nào để đạt hiệu quả dinh dưỡng cao nhất. Hiện nay có nhiều phương pháp tập ăn dặm cho bé mà mẹ có thể áp dụng như: truyền thống, tự chỉ huy và theo kiểu Nhật. Trong lúc tập cho bé ăn dặm mẹ cũng cần lưu ý một số điều về thực phẩm sử dụng và nguy cơ tiềm ẩn để bảo vệ sức khỏe của bé nhé!

co-nhung-phuong-phap-tap-cho-be-an-dam-nao
Có những phương pháp tập cho bé ăn dặm nào?

Các phương pháp tập ăn dặm cho bé

Phương pháp truyền thống

Đây là phương pháp tập ăn dặm cho bé được các mẹ Việt Nam áp dụng phổ biến. Lúc bắt đầu ăn, bé sẽ được ăn bột xay nhuyễn, min chung với các loại thực phẩm khác. Sau đó, các thức ăn sẽ được tăng độ thô dần, chuyển sang cháo rồi đến cơm.

Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Thức ăn xay nhuyễn nên rất dễ tiêu hóa.
  • Công thức chế biến khá đơn giản.
  • Có thể tập cho bé ăn với khẩu phần nhiều ngay từ lúc bắt đầu.

Phương pháp truyền thống có nhược điểm sau:

  • Bé không cảm nhận được mùi vị của từng loại thức ăn do được xay nhuyễn và pha trộn với nhau.
  • Ảnh hưởng đến khả năng ăn thức ăn thô của bé nếu không biết cách chuyển đổi độ thô của thức ăn.

Phương pháp tự chỉ huy

Tập ăn dặm cho bé theo phương pháp tự chỉ huy (Baby-Led Weaning) là cho phép trẻ tự quyết định quá trình ăn uống của mình ngay khi mới bắt đầu. Ba mẹ chỉ có vai trò quyết định loại đồ ăn, bé sẽ là người chọn cách ăn và khối lượng thức ăn. Với phương pháp này, bé sẽ ăn thức ăn thô được hầm mềm bằng cách bốc và cầm nắm bằng tay.

phuong-phap-tu-chi-huy-giup-be-tao-thoi-quen-an-uong-doc-lap
Phương pháp tự chỉ huy giúp bé tạo thói quen ăn uống độc lập

Ưu điểm của phương pháp này là:

  • Giúp bé làm quen với thức ăn nhanh hơn.
  • Giúp bé kiểm soát được thức ăn và khả năng nhai.
  • Tạo thói quen ăn uống độc lập từ bé.

Nhược điểm của phương thức tự chỉ huy có thể kể đến như:

  • Không kiểm soát được chất dinh dưỡng và lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể của bé.
  • Bé dễ bị hóc thức ăn nên ba mẹ cần quan sát cẩn thận khi tập ăn dặm cho bé theo cách này.

Tập ăn dặm cho bé theo kiểu Nhật

Đối với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ được ăn cháo ngay từ lúc bắt đầu, nhưng là cháo loãng được rây với tỉ lệ 1:10. Cháo loãng sẽ được kết hợp với các loại thực phẩm khác, được giữ nguyên hương vị và độ thô tăng dần theo từng độ tuổi. Đặc biệt, cháo và thức ăn kèm không được trộn chung với nhau như phương pháp truyền thống. Tập ăn dặm cho bé theo kiểu này có những ưu điểm như sau:

  • Bé được làm quen với thức ăn thô từ sớm, khả năng nhai và nuốt sẽ được phát triển tốt.
  • Bé cảm nhận được hương vị của từng loại thức ăn một cách rõ ràng.
  • Giúp bé tập trung hơn và quá trình ăn uống, không bị xao nhãng.

Nhược điểm khi tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật là:

  • Tốn nhiều thời gian để bé quen với việc tự ngồi ăn và sử dụng thìa.
  • Mất khá nhiều thời gian để chế biến từng loại thức ăn.

Ăn dặm cho bé là cả một quá trình, nên mẹ cần lựa chọn phương pháp phù hợp để bé có thể thoải mái hơn với thức ăn, cũng như mẹ sẽ không quá lo lắng trẻ sẽ bị biếng ăn. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả ăn dặm cao, mẹ cần bổ sung cho bé các món phụ khác trong ngày hoặc trà ăn dặm để kích thích vị giác.

Lưu ý khi tập ăn dặm cho bé

Thực phẩm cần tránh

Việc chuẩn bị các món ăn dặm cho bé quả thật không dễ dàng vì mẹ cần biết những thực phẩm nào nên hay không nên đưa vào thực đơn của bé. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, những loại thực phẩm nên tránh sử dụng khi tập ăn dặm cho bé là:

  • Mật ong: Trong mật ong có chứa bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum có thể tạo ra các chất độc gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  • Sữa bò và đậu nành: Trẻ nhỏ thường khó tiêu hóa các protein có ở sữa bò và đậu nành trong những năm đầu đời. Ngoài ra, loại đồ uống này còn chứa một lượng khoáng chất không tốt cho thận của bé.
  • Quả và hạt: Trẻ có thể không bị nghẹn bởi các hạt có kích thước nhỏ nhưng chúng có thể mắc vào đường thở và gây nhiễm trùng. Mẹ cần loại bỏ hết các hạt khỏi trái cây một cách cẩn thận trước khi cho bé dùng.
  • Rau củ sống: Mẹ nên hầm mềm các loại rau củ như cà rốt, cần tây và rau xanh rồi thái nhỏ trước khi cho bé ăn dặm.
mat-ong-la-thuc-pham-co-nguy-co-ngo-doc-cao-nen-khong-duoc-su-dung-cho-be-an-dam
Mật ong là thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao nên không được sử dụng cho bé ăn dặm

Nguy hiểm tiềm ẩn khi cho bé ăn dặm

Việc tập ăn dặm cho bé cần được thực hiện đúng phương pháp và quy trình để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết. Ngoài những thực phẩm cần tránh sử dụng trong thực đơn ăn dặm của trẻ, mẹ cũng nên biết những nguy cơ tiềm ẩn khi cho bé ăn dặm. Quá trình ăn dặm sai cách sẽ dẫn đến các mối nguy như:

  • Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân, chậm lớn.
  • Trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương.
  • Trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng.
  • Tăng khả năng dị ứng đối với những bé có cơ địa nhạy cảm.
  • Áp dụng sai phương pháp khiến trẻ không biết nhai.
  • Nêm nếm quá nhiều gia vị, ảnh hưởng đến chức năng thận.

Tập ăn dặm cho bé là cả một quá trình dài, đòi hỏi mẹ phải thật sự kiên nhẫn để tìm ra được phương pháp phù hợp nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên, mẹ có thể lựa chọn được một phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé yêu của mình!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *