Cảm thấy thật khó tin và ảo diệu khi cùng một lúc bạn có thể đặt chân lên mảnh đất của cả 2 quốc gia đúng không nào? Nhưng điều này thật sự là có thật các bạn ạ, khi các quốc gia trên thế giới có những đường biên giới khá mong manh, đơn giản như một vạch kẻ đường vậy.
Với những đường biên giới như thế đã khiến rất nhiều du khách cảm thấy thích thú và luôn mong muốn được đặt chân đến những nơi này dù chỉ một lần trong đời. Niềm vui trên hết chắc hẳn là được chụp một tấm ảnh kỷ niệm trong tư thế hai chân đứng ở hai đất nước khác nhau. Các bạn cùng dõi theo đó là những nơi nào nhé!
Chỉ cần bước một bước chân nhỏ là người đàn ông này đã có thể đứng cùng lúc tại hai quốc gia Mỹ – Canada rồi.
Hàng rào với sợi dây buộc mong manh trên dãy Alps này chính là biên giới giữa Thụy Sĩ và Italia.
Chỉ với những chiếc cọc được nối bằng sợi dây mỏng manh đã tạo nên hàng rào biên giới sơ sài giữa Đức và Áo.
Người dân chơi bóng chuyền khá dễ dàng qua đường biên giới giữa Mỹ (trái) và Mexico (phải). Tuy biên giới giữa 2 nước có chiều dài 3.169 km với hàng rào bê tông kiên cố và gần 20.000 chốt tuần tra nhưng việc chơi đùa với nhau là việc không hề khó.
Quán cà phê với đường biên giới giữa Bỉ và Hà Lan, chỉ cần đi thưởng thức cà phê thôi nhưng lại được đặt chân đến 2 đất nước rồi. Bước một bước chân sang phía có bộ bàn ghế, đất nước Hà Lan đã chào đón bạn.
Zipline dài hơn 720m này chính là tuyến đường nối 2 đất nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lại với nhau khi bị ngăn cách bằng một dòng sông rộng 150m.
Con đường biên giới giản đơn giữa Haiti và Cộng hòa Dominica và bức tranh này cũng một phần phản ánh được vấn đề bảo vệ môi trường và hệ sinh thái giữa hai quốc gia. Khi bên Cộng hòa Dominica được rừng rậm phủ xanh thì Haiti hoàn toàn trơ trọi với cát bụi.
Biên giới “Tam Giác Vàng” giữa Thái Lan, Lào và Myanmar nằm trong khu vực sông Mekong, nơi một thời khét tiếng trong việc trồng và buôn bán thuốc phiện. Giờ đây, nó đã trở thành khu du lịch sinh thái tuyệt đẹp.
Thông thường hai quốc gia này có đường biên giới kéo dài nằm trên những sườn núi phủ tuyết trắng xóa quanh năm. Tuy nhiên, tại đây, việc du lịch chu du qua lại giữa hai nước Thụy Điển và Na Uy trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi chỉ cần bước qua một vạch kẻtrắng.
Cây cầu Oresund nối liền Copenhagen, đảo Amager, Đan Mạch với Malmö, phía nam Thụy Điển, bắc qua eo biển Oresund là biên giới của 2 đất nước này. Oresund được khởi công xây dựng từ năm 1995 xây suốt trong 4 năm mới hoàn thành. Trước đó, người dân Đan Mạch và Thụy Điển sử dụng phà để di chuyển qua lại.