chuoi-cung-ung-toan-cau-la-mang-luoi-co-pham-vi-tren-toan-the-gioi

Chuỗi cung ứng toàn cầu là gì? Mô hình quản trị chuỗi cung ứng

Bài viết hay

Xu hướng toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế đã đưa Việt Nam trở thành một thị trường sôi động và đầy tiềm năng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chuỗi cung ứng này và những mô hình quản trị chuỗi cung ứng được áp dụng trên thế giới.

Chuỗi cung ứng toàn cầu là gì?

Chuỗi cung ứng toàn cầu (Global Supply Chain) bao gồm các hoạt động từ cung ứng, sản xuất cho đến phân phối hàng hóa/dịch vụ từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng trên phạm vị toàn cầu. Chuỗi cung ứng này có phạm vi hoạt động không giới hạn ở một quốc gia mà được mở rộng xuyên biên giới, liên quan đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

chuoi-cung-ung-toan-cau-la-mang-luoi-co-pham-vi-tren-toan-the-gioi
Chuỗi cung ứng toàn cầu là mạng lưới có phạm vi trên toàn thế giới

 

Bạn có thể hiểu rằng, đây là một mạng lưới có phạm vi trên toàn thế giới. Trong đó, một doanh nghiệp sẽ mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài để tiến hành việc cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm, dịch vụ. Mỗi chuỗi cung ứng đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ giữa các bên tham gia. Đồng thời, họ cần quản lý tốt dòng thông tin, sản phẩm và các vấn đề tài chính để tránh tổn thất trong toàn chuỗi.

Tuy nhiên, khái niệm chuỗi cung ứng toàn cầu thường bị nhầm lẫn với một số khái niệm khác như:

  • Chuỗi giá trị toàn cầu tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ thông qua người tiêu dùng và chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất.
  • Mạng sản xuất toàn cầu là mạng lưới hay hệ thống các cá nhân, đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các cá nhân, đơn vị này tham gia vào toàn bộ hoạt động như cung ứng, sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ.

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình hình kinh tế, lĩnh vực hoạt động và cách thức tổ chức của từng đơn vị. Mỗi tổ chức sẽ có một cách thức quản trị riêng, phù hợp với mục đích hoạt động. Dưới đây là 2 mô hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo.

Mô hình Just in Time

“Just in Time” (JIT) là mô hình quản trị dựa vào nhu cầu. Các đơn vị sử dụng mô hình này với mục đích loại bỏ sự lãng phí trong chuỗi cung ứng bằng việc sản xuất đúng số lượng và kết hợp các thành phần tại đúng nơi vào đúng thời điểm.

Với mô hình JIT, quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa và sản phẩm được lập kế hoạch chi tiết sao cho các quy trình tiếp theo có thể tiến hành ngay khi quy trình hiện tại chấm dứt. Điều này giúp các hạng mục không rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để vận hành.

loi-ich-cua-mo-hinh-quan-tri-just-in-time
Lợi ích của mô hình quản trị Just in Time

 

Mục đích chính của mô hình Just in Time là giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị và không di chuyển hàng tồn kho trong dây chuyền sản xuất với những ưu điểm cụ thể như:

  • Thời gian sản xuất nhanh và tỷ lệ lỗi sản phẩm thấp.
  • Rút ngắn thời gian giao hàng.
  • Thiết bị được sử dụng hiệu quả và tốt ưu nhất.
  • Chi phí thấp và lợi nhuận cao hơn.

JIT là mô hình sản xuất tinh gọn, giúp các doanh nghiệp quản trị chiến lược một cách tốt hơn nhờ sự linh hoạt trong thay đổi quy trình sản xuất. Mô hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu này được hãng Ford áp dụng từ những năm 1930, Toyota áp dụng lần đầu vào năm 1970 và được xem là chìa khóa thành công của 2 hãng này.

Mô hình dạng Walmart

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Walmart bao gồm các hoạt động liên kết được phân nhỏ, chi tiết, hạn chế khâu trung gian để tối ưu chi hóa chi phí giao dịch và môi giới. Các doanh nghiệp áp dụng mô hình này thường có mối quan hệ mật thiết với các đối tác, nhà sản xuất để đảm bảo sự ổn định chung của toàn bộ hệ thống cung ứng.

Mô hình Walmart loại bỏ một số mắt xích trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như thủ tục lưu kho. Việc hoạch định và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong đó nhà cung cấp chịu trách nhiệm về mức độ toàn kho của nhà bán lẻ giúp các công ty có thể cắt giảm chi phí và đầu tư vào giá cả cạnh tranh. Chính vì thế, mô hình chuỗi cung ứng toàn cầu Walmart là hệ thống quản trị được nhiều doanh nghiệp học tập và áp dụng.

mo-hinh-quan-ly-chuoi-cung-ung-cua-walmart
Mô hình quản lý chuỗi cung ứng của Walmart

 

Ngoài ra, một số mô hình quản trị chuỗi cung ứng khác mà các doanh nghiệp trên thế giới triển khai mà bạn có thể tham khảo như:

  • Mô hình chuỗi cung ứng nhanh được xây dựng dựa trên xu hướng giới hạn về thời gian.
  • Mô hình dòng chảy liên tục hoạt động hiệu quả với công ty sản xuất một sản phẩm, ít có sự thay đổi.
  • Mô hình linh hoạt được áp dụng cho các công ty sản xuất hàng hóa theo mùa vụ hay thời điểm nhất định.

Vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiện nay, Việt Nam là một trong những trung tâm sản xuất trọng điểm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt là các lĩnh vực dệt may, chip điện tử và ô tô.

Không chỉ thế, vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng và sản xuất Mỹ cũng ngày càng quan trọng. Rất nhiều công ty lớn của Mỹ đã tăng cường đầu tư, kinh doanh tại thị trường Việt Nam như: Apple, Intel, Pepsi, Nike, Microsoft,…

Ngoài ra, xu hướng đa dạng hóa nguồn cung và dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc đã giúp Việt Nam trở thành địa điểm tiềm năng. Nhiều công ty lớn đã dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, cho thấy được nước ta dần trở thành một điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

viet-nam-dong-vai-tro-quan-trong-trong-chuoi-cung-ung-cua-the-gioi
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của thế giới

 

Cùng với đó, cơ hội việc làm ngành quản trị chuỗi cung ứng đã gia tăng với nhiều đãi ngộ hấp dẫn. Nếu bạn đang muốn trở thành một nhân sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực chuỗi cung ứng thì hãy nỗ lực chuẩn bị hành trang thật vững chắc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *