Biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ

Cách phân biệt bệnh tay chân miệng và thủy đậu

Sức khỏe

Bệnh thủy đậu và tay chân miệng là hai bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bạn đang thắc mắc về sự tương đồng giữa bệnh tay chân miệng và thủy đậu, và muốn tìm hiểu cách phân biệt chúng một cách rõ ràng? Hãy cùng vpophaco.com.vn tìm hiểu đặc điểm khác nhau giữa hai căn bệnh này nhé!

Bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu đều rất nguy hiểm đối với người bệnh đặc biệt là trẻ em nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Cả hai bệnh này đều có triệu chứng khi phát bệnh là có sốt và nổi ban dạng nốt phỏng nước. Bệnh thủy đậu và tay chân miệng đều có thể lây truyền nếu tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc người lành mang mầm bệnh.

Thời gian và lứa tuổi mắc bệnh chân tay miệng và thủy đậu 

Thời gian và lứa tuổi mắc bệnh chân tay miệng và thủy đậu có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp và nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh chân tay miệng

  • Thời gian mắc bệnh: Bệnh chân tay miệng có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường cao điểm xảy ra vào các mùa xuân và mùa hè.
  • Lứa tuổi mắc bệnh: Bệnh chân tay miệng phổ biến nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là từ 1 đến 3 tuổi. Tuy nhiên, cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em lớn hơn và thậm chí người lớn.

Bệnh thủy đậu

  • Thời gian mắc bệnh: Bệnh thủy đậu có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường thấy nhiều vào mùa xuân và mùa hè.
  • Lứa tuổi mắc bệnh: Bệnh thủy đậu thường ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là trong độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc bệnh nếu chưa từng tiếp xúc với vi-rút gây bệnh này trước đó.

Đường lây truyền của bệnh chân tay miệng và thủy đậu

Đường lây truyền của bệnh chân tay miệng

  • Tiếp xúc trực tiếp: Bệnh chân tay miệng chủ yếu lây qua tiếp xúc trực tiếp với các chất cơ thể của người bị nhiễm, như dịch từ mũi hoặc họng, nước bọt, chất mủ từ các vết thương và phân. Nó có thể xảy ra khi người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh thông qua hành động hôn, ôm, bế, cùng sử dụng đồ dùng cá nhân như chén đĩa, đồ chơi…
  • Tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm: Người có thể bị lây nhiễm bệnh chân tay miệng khi tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm vi-rút, chẳng hạn như đồ chơi, bàn tay, đồ dùng cá nhân không được vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với người bị bệnh.
Biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ
Biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ

Đường lây truyền của bệnh thủy đậu

  • Tiếp xúc trực tiếp: Bệnh thủy đậu lây truyền chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất nước mủ từ các vết thương của người bị bệnh. Điều này có thể xảy ra khi tiếp xúc với các tổn thương da hoặc niêm mạc của người nhiễm bệnh, chẳng hạn như khi chạm vào vết thủng hoặc mủ từ các vết bỏng.
  • Tiếp xúc với vi-rút trong môi trường: Vi-rút gây bệnh thủy đậu cũng có thể tồn tại trong môi trường, chẳng hạn như trên các bề mặt, đồ chơi hoặc quần áo bị nhiễm vi-rút. Người có thể bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với các vật dụng này và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt.
Biểu hiện của bệnh thủy đậu 
Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Tính chất bệnh và biến chứng của bệnh chân tay miệng và thủy đậu

Hai loại bệnh này có tính chất bệnh khác nhau,có thể dễ dàng phân biệt như sau:

Bệnh tay chân miệng

Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường ăn uống,qua tiếp xúc giữa người với người với chất thải từ mũi và cổ họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm trùng. Bệnh có thể tái phát quay trở lại, nhất là vào mùa hè.

Bệnh chân tay miệng thường không có biến chứng nguy hiểm, có thể sau vài ngày các triệu chứng sẽ giảm đi hoặc biến mất. Các biến chứng thường gặp nhất là mất nước, sụt cân, trẻ khó ăn. Hiếm gặp các biến chứng về não bộ như viêm màng não hay viêm não…

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do virus trong nước bọt và dịch ở họng bệnh nhân ra môi trường xung quanh như người bệnh hắt hơi, ho, sổ mũi. Hiếm gặp lây qua đường tiêu hóa. Bệnh nhân sau khi mắc sẽ có miễn dịch cả đời, chỉ rất ít khoảng 1% sẽ tái phát lại. Bệnh chủ yếu hay gặp vào mùa lạnh.

Chính vì thế, nếu không được giữ gìn và điều trị có thể gây nên các biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, nốt thủy đậu có mủ, có máu, người bệnh sốt cao kéo dài, viêm phổi, viêm khớp, viêm tai giữa và tai ngoài… và các biến chứng nguy hiểm khác.

Các nốt phỏng nước của bệnh chân tay miệng và thủy đậu
Các nốt phỏng nước của bệnh chân tay miệng và thủy đậu khiến nhiều người dễ nhầm lẫn

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng và thủy đậu

Triệu chứng của hai bệnh này có đôi nét giống nhau, tuy nhiên nếu để ý kỹ sẽ nhận biết được một vài điểm khác biệt trong triệu chứng của hai bệnh.

Bệnh lý tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể gây ra tất cả các dấu hiệu sau hoặc chỉ một trong số đó như:

  • Sốt, đau họng, người mệt mỏi, khó chịu: Sốt thường là biểu hiện đầu tiên, sau đó đau họng, đôi khi chán ăn, mệt mỏi.
  • Một đến hai ngày sau sốt, lở loét, đau, đỏ trong miệng hay cổ họng, chủ yếu tổn thương trên lưỡi, nướu và bên trong má bắt đầu xuất hiện. Sau đó phát ban,nổi phỏng trên tay và chân, đôi khi ở mông.

Bệnh lý thủy đậu

Bệnh có nhiều thể theo lâm sàng. Bệnh khởi phát đột ngột, người bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, đau mỏi cơ khớp.Có trường hợp sốt cao 39-40 độ, trằn trọc mê sảng co giật kèm theo viêm họng,viêm xuất tiết đường hô hấp trên. Người bệnh có xuất hiện các nốt phỏng nước trên da, các nốt phỏng nước có thể mọc ngay từ ngày đầu của bệnh.

Bệnh lý tay chân miệng và thủy đậu có tính chất các nốt phỏng khác nhau

Đối với bệnh tay chân miệng đôi khi chỉ là các nốt ban nhỏ,phẳng trên bề mặt da, có thể gồ lên, màu đỏ, một số hình thành phỏng nước. Trong thủy đậu,thoạt đầu là các ban dát màu đỏ,vài giờ sau thành nốt phỏng nước trong,rất nông trên bề mặt da, sau 24-48 giờ sau ngả màu vàng, nốt thủy đậu có hình cầu nổi trên da 2mm, đường kính dao động khoảng 5mm, xung quanh nốt có nền da tấy đỏ rộng 1mm, một số nốt phỏng hơi lõm ở trung tâm.

Đối với bệnh thủy đậu thì sẽ có biểu hiện như mọc rải rác toàn thân,có xu hướng dày hơn ở bụng, ngực, mắt trước da chân, tay, thưa hơn ở lòng bàn chân, lòng bàn tay gần như không có, có thể mọc ban ở chân tóc. Trong khi đó, các nốt phỏng ở tay chân miệng thường chỉ khu trú ở lòng bàn tay,lòng bàn chân, ở miệng hoặc vùng mông, khớp gối.

Lưu ý rằng: Dù bệnh lý tay chân miệng hay thủy đậu, thì người bệnh cũng không nên chủ quan, cần theo dõi và điều trị bệnh tay chân miệng sớm để không ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt hằng ngày. 

Trên đây là những thông tin quan trọng về cách phân biệt bệnh chân tay miệng và thủy đậu. Hy vọng rằng, với những thông tin mà vpophaco.com.vn vừa điểm qua đã giúp bạn phân biệt được 2 loại bệnh lý thường bị xác định nhầm. Hãy luôn bảo vệ sức khỏe của mình thật tốt bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *