Các loại vốn

Các loại vốn trong doanh nghiệp hiện nay

Bài viết hay

Hiện nay, có các loại vốn nào trong doanh nghiệp? Thông thường chúng ta thường gặp các thuật ngữ vốn điều lệ, vốn đầu tư, vốn pháp định, vốn ký quỹ… Trong bài viết này, cùng Hoàn Cầu Office tìm hiểu và làm rõ các loại vốn này nhé! 

Vốn là gì?

Ở các góc độ khác nhau thì sẽ có những định nghĩa cũng như cách nhìn khác nhau về vốn, tuy nhiên hiểu nôm na là: Vốn là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục đích chính của vốn là để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào hay bất kì loại hình doanh nghiệp nào, dù mới thành lập hay đang hoạt động thì vốn có vai trò rất quan trọng trong quyết định sự thành bại trong hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn của doanh nghiệp được thể hiện bằng các tài sản như: tiền mặt, các tài sản, quyền tài sản giá trị thành tiền… Vốn chứng tỏ được tiềm lực kinh tế cũng như là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thế nên, một doanh nghiệp để có thể vận hành và phát triển thì không thể thiếu vốn.

Các loại vốn của doanh nghiệp

Trên thực tế, có rất nhiều loại vốn khi mới thành lập và vận hành doanh nghiệp, mỗi loại vốn có những vai trò cũng như là ưu, nhược điểm khác nhau trong việc hỗ trợ doanh nghiệp. Do đó, tùy mô hình kinh doanh, thời điểm và tình hình của doanh nghiệp mà lựa chọn cho phù hợp.

Các loại vốn của doanh nghiệp
Các loại vốn của doanh nghiệp

Sau đây, cùng Hoàn Cầu Office tìm hiểu các loại nguồn vốn của doanh nghiệp phổ biến hiện nay.

Vốn điều lệ

Theo Luật doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”

Theo đó, vốn điều lệ là số vốn được các nhà đầu tư làm vốn sản xuất kinh doanh . Số vốn này được ghi trong các điều lệ của công ty.

Vốn điều lệ là loại vốn bắt buộc phải có khi thành lập doanh nghiệp. Trong các loại vốn khi thành lập, số vốn này được doanh nghiệp tự do đăng ký mà không bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật.

Về mức vốn điều lệ: Mức vốn điều lệ không bị pháp luật quy định tối thiểu là bao nhiêu hoặc mức vốn điều lệ là bao nhiêu khi đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường. Tùy theo từng loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trên số vốn. Vì vậy, doanh nghiệp nên đăng kí vốn sao cho phù hợp với khả năng của công ty.

>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ kế toán giá rẻ tphcm uy tín chất lượng

Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với một số ngành nghề.

Pháp luật có quy định mức tối thiểu với đối với số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của một số lĩnh vực. Khi các nhà đầu tư muốn kinh doanh các ngành nghề này thì bắt buộc phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu tối thiểu bằng mức quy định của pháp luật về vốn đầu tư ban đầu, đối với ngành nghề mà các nhà đầu tư đăng ký kinh doanh (chứng minh mình có đủ khả năng, điều kiện để tham gia vào hoạt động kinh doanh các mặt hàng có tính chất đặc biệt, có giá trị, và có thể chịu trách nhiệm hoạt động của mình để khách hàng an tâm).

Ví dụ như:

  • Kinh doanh bất động sản cần vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng
  • Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe cần vốn pháp định tối thiểu là 300 tỷ đồng
  • Kinh doanh dịch vụ hàng không cần vốn pháp định tối thiểu là 30 tỷ đồng

Cùng với đó, loại vốn này có đặc điểm là loại vốn cố định, được doanh nghiệp tạo lập ngay sau khi đăng ky ngành nghề kinh doanh và được pháp luật quy định cụ thể về số vốn tối thiểu.

Vốn ký quỹ

Vốn ký quỹ là số vốn trong vốn bắt buộc tuy vậy doanh nghiệp phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo việc hoạt động của doanh nghiệp. Tiền ký quỹ này nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hay thực hiện không đúng các nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh.

Ví dụ về doanh nghiệp phải có vốn ký quỹ, như: 

  • Kinh doanh về dịch vụ lữ hành: Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu đồng). Còn với mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
    • Kinh doanh dịch vụ lữ hành với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000  (hai trăm năm mươi triệu đồng)
    • Kinh doanh dịch vụ lữ hành với khách du lịch đi nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu đồng)
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Mức vốn pháp định là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng)
  • Kinh doanh dịch vụ sản xuất phim: Mức vốn pháp định là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng)

Vốn cố định

Vốn cố định là một bộ phận của doanh nghiệp ứng trước về tài sản cố định và tài sản đầu tư cơ bản, mà đặc điểm dịch chuyển từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản hết thời hạn sử dụng. Hơn hết, các loại tài sản này là những tài sản có giá trị rất lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua nhiều chu kỳ kinh doanh, như: thiết bị, máy móc, công xưởng, công nghệ,…

Giá trị của doanh nghiệp phần lớn là được tích lũy dưới dạng vốn cố định khi quy mô của vốn cố định quyết định quy mô của tài sản cố định bởi các đặc điểm của tài sản cố định lại ảnh hưởng đến sự vận động và công tác quản lý cố định. Vì vậy, doanh nghiệp muốn quản lý vốn cố định một cách hiệu quả thì phải quản lý sử dụng tài sản cố định một cách hữu hiệu.

Vốn lưu động

Vốn lưu động là khoản tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu thông để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên và liên tục.

Tài sản lưu động thường là những tài sản ngắn hạn, được luân chuyển thường xuyên trong quá trình kinh doanh. Loại tài sản này tồn tại dưới dạng dự trữ sản xuất (nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, bán thành phẩm…), sản phẩm đang ở giai đoạn sản xuất (sản phẩm dở dang), thành phẩm, tiền mặt, chi phí tiêu thụ… 

Chu kỳ vận động của loại vốn này là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Vốn lưu động
Vốn lưu động

Vốn đầu tư

Khái niệm các loại vốn đầu tư hiện nay được áp dụng đối với những dự án đầu tư nước ngoài và một số dự án có tính đặc thù của doanh nghiệp có vốn Việt Nam:

  • Vốn đầu tư là tiền và các tài sản khác để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh
  • Vốn đầu tư của dự án bao gồm: vốn góp của các nhà đầu tư và vốn huy động. Nhằm thực hiện các dự án đầu tư được ghi tại văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện các dự án đầu tư không cần phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế thành lập để thực hiện dự án đầu tư như thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các dự theo đúng tiến độ tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Các loại vốn đầu tư này được sử dụng phổ biến hơn tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Loại vốn này được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho từng dự án của một doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Thủ tục mở chi nhánh công ty mới nhất

Khái niệm liên quan đến các loại nguồn vốn của doanh nghiệp

Ngoài các loại vốn trong doanh nghiệp thì còn có các khái niệm liên quan đến các loại vốn như: vòng quay vốn lưu động, thặng dư về vốn cổ phần và điểm hòa vốn. Sau đây cùng tìm hiểu nhé!

Vòng quay vốn lưu động nghĩa là gì?

Vòng quay vốn lưu động có nghĩa là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Nó chỉ số vòng quay, vốn càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động rất ổn định và sử dụng lưu động hiệu quả và ngược lại. Nếu vòng quay lưu động thấp thì chứng tỏ khả năng sản xuất và thu hồi vốn chậm, doanh thu không tăng trưởng và hoạt động sản xuất sẽ ngưng trệ.

Cũng tùy vào từng lĩnh vực và ngành nghề mà vòng quay vốn lưu động khác nhau. Vòng vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thường cao hơn vòng vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động sản xuất. 

  • Cách để tính vòng quay vốn lưu động

Công thức: Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Vốn lưu động bình luận.

Trong đó:

  • Doanh thu thuần là số doanh thu sau khi đã trừ các khoản giảm trừ, trừ cả doanh thu như thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại hoặc doanh thu bán hàng bị trà lại.
  • Vốn lưu động bình quân được tính bằng công thức: (Vốn lưu động tháng 1 + tháng 2 + … tháng 12)/12
  • Cách để quản lý vòng quay vốn lưu động 

Để quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả cần quản lý chắc chắn các công việc sau:

  • Quản lý hàng tồn kho để định hướng được kế hoạch sản xuất kinh doanh
  • Quản lý công nợ để nắm được vận hành của dòng tiền cũng như linh hoạt trong các kế hoạch kinh doanh
  • Quản lý tiền mặt cũng giúp điều phối hoạt động kinh doanh

Thặng dư về vốn cổ phần là gì?

Thặng dư về vốn cổ phần hay còn được gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, đây là số tiền chênh lệch mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành.

Công thức: Thặng dư vốn cổ phần = (Giá phát hành cổ phần – Mệnh giá) x Số lượng cổ phần phát hành.

Thặng dư vốn cổ phần
Thặng dư vốn cổ phần

Trong đó:

  • Giá phát hành cổ phần chính là giá phát hành cổ phần của doanh nghiệp
  • Mệnh giá chính là giá trên mỗi cổ phiếu mà doanh nghiệp phát hành
  • Số lượng cổ phần phát hành chính là tổng số lượng cổ phiếu phát hành của doanh nghiệp

Điểm hòa vốn là gì?

Điểm hòa vốn là một điểm mà ở đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí hoặc một điểm tổng số dư đảm phí bằng đúng tổng chi phí bất biến (định phí). Điểm hòa vốn được xác định bằng doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn. 

Quá trình phân tích điểm hòa vốn nó cung cấp cho nhà kinh doanh có cái nhìn toàn diện hơn về mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận trong quá trình điều hành doanh nghiệp:

  • Sản lượng, doanh thu ở mức nào để đạt tới điểm hòa vốn
  • Phạm vi lời lỗ theo những cơ cấu chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu
  • Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được mức lợi nhuận như mong muốn.
Điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn

Các quy định về tài sản góp vốn và quyền sở hữu tài sản

Vốn đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh. Vậy có các quy định gì về góp vốn trong doanh nghiệp không? Sau đây hãy cùng Hoàn Cầu Office tìm hiểu về tài sản góp vốn và quyền sở hữu tài sản.

Tài sản góp vốn doanh nghiệp

Góp vốn là việc góp tài sản để lập nên vốn điều lệ của công ty. Góp vốn gồm vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

Tài sản này bao gồm hai loại sau:

  • Tài sản hữu hình được góp vốn
  • Đồng Việt Nam
  • Ngoại lệ tự do chuyển đổi
  • Vàng
  • Giá trị quyền sử dụng đất
  • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ
  • Công nghệ kỹ thuật
  • Các tài sản khác (có thể được định giá bằng đồng Việt Nam)

Lưu ý: Chỉ có cá nhân hoặc tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền trên mới có quyền sử dụng các tài sản này để góp vốn.

  • Loại tài sản quyền sở hữu trí tuệ được góp vốn

Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ gồm có:

  • Quyền tác giả
  • Quyền liên quan quyền tác giả
  • Quyền sở hữu công nghiệp
  • Quyền đối với các loại giống cây trồng
  • Các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam .
  • ….

Lưu ý: Chỉ có cá nhân hoặc tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền trên mới có quyền sử dụng các tài sản này để góp vốn.

Quy định việc chuyển quyền sở hữu tài sản

Đối với thành viên Công ty TNHH, Công ty Hợp danh và cổ đông Công ty Cổ phần thì có quy định như sau:

  • Với loại tài sản có đăng ký Quyền sở hữu hoặc Giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu tài sản đó/ quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp ở Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển đổi này không phải chịu lệ phí trước bạ.
  • Với loại tài sản không đăng ký Quyền sở hữu thì việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản vốn góp có xác nhận bằng Biên bản giao nhận.

Nội dung của Biên bản giao nhận, bao gồm:

  • Tên và địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp.
  • Họ và tên, địa chỉ thường trú, số CCCD/CMND, hộ chiếu/ Chứng thực cá nhân hợp pháp, số quyết định thành lập/ đăng kí của người góp vốn.
  • Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn của doanh nghiệp.
  • Tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ tổng giá trị của tài sản đó trong vốn điều lệ của doanh nghiệp.
  • Ngày giao nhận biên bản.
  • Chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn là người đại diện trước pháp luật của công ty.
Quy định về vốn
Quy định về vốn

Việc cổ phần hoặc phần góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại lệ tự do chuyển đổi, vàng: Theo quy định của pháp luật sẽ được coi là thanh toán xong khi Quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang doanh nghiệp.

Tài sản được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của chủ Doanh nghiệp Tư nhân theo quy định của pháp luật sẽ không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Các thủ tục về vốn luôn là các yếu tố quan trọng của tất cả doanh nghiệp khi thành lập và phát triển kinh doanh. Trong đó có cả vốn điều lệ và vốn pháp định.

Trên đây, Hoàn Cầu Office đã chia sẻ cho các bạn những thông tin về các loại vốn của doanh nghiệp cũng như là chi tiết hơn về các quy định về vốn và quyền sở hữu tài sản. Nếu như các bạn có thắc mắc hay cần tư vấn về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hoàn Cầu Office thì hãy liên lạc qua số hotline 0901.668.835 để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *