Dấu hiệu sinh tồn là một trong những thông tin cơ bản thể hiện tình trạng sức khỏe người bệnh. Vậy chúng gồm những yếu tố nào và sẽ bị ảnh hưởng bởi những gì?
Contents
Dấu hiệu sinh tồn là gì?
Chúng ta cùng giải thích ý nghĩa của cụm từ này thông qua việc phân tích từng bên trong nhé! Dấu hiệu tức là những biểu hiện thể hiện ra để biết một cái gì đó, sinh tồn tức là sự tồn tại, sự sống. Vậy nên, dấu hiệu sinh tồn nghĩa là những thông số biểu hiện sự sống của bệnh nhân. Gồm có 5 dấu hiệu sau: nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, mạch và nồng độ bão hòa oxy trong máu.
Những dấu hiệu này sẽ giúp bác sĩ, nắm bắt được tình trạng cụ thể của bệnh nhân cũng như các cơ quan khác hoạt động như thế nào, phản ánh các chức năng sinh lý trong cơ thể người bệnh đang như thế nào. Từ đó, căn cứ vào các số liệu trên để có thể can thiệp kịp thời vào các tình huống nguy cấp, hoặc xem bệnh nhân có đáp ứng với liệu pháp điều trị hiện tại hay không để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp hơn.
Không phải chỉ số dấu hiệu sinh tồn của mỗi người là giống nhau. Tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, thể trạng và các điều kiện tác nhân bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến chỉ số dấu hiệu sinh tồn bình thường.
Mặc dù có sự thay đổi theo đặc điểm của từng bệnh nhân thế nhưng dấu hiệu sinh tồn có những mức ngưỡng giá trị nhất định để xác định sự sống còn của một người. Nếu nó vượt qua khỏi ngưỡng bình thường, các chức năng trong cơ thể sẽ gặp phải trạng thái mất cân bằng, thậm chí gây tử vong.
Các dấu hiệu sinh tồn
Thân nhiệt
- Nhiệt độ sẽ thay đổi tùy thuộc vào giới tính, tuổi tác, hoạt động thể thao, ăn uống, các khoảng thời gian trong ngày.
- Nhiệt độ cơ thể người bình thường trung bình nằm ở mức 37°C.
- Nhiệt độ ở da (nhiệt độ ngoại vi) sẽ có thể có những thay đổi theo nhiệt độ môi trường, thường thì nhiệt độ này sẽ thấp hơn nhiệt độ ở các vùng trung tâm như gan, nội tạng, não,…
- Nhiệt độ trung tâm thường được đo tại những bộ phận như nách, miệng, trực tràng.
- Có sự kiểm soát của trung khu điều hòa thần kinh vùng dưới đồi lên nhiệt độ cơ thể.
- Khi nhiệt độ trở nên quá cao hoặc quá thấp, cần lưu ý đến các chỉ tiêu còn lại để nhanh chóng nắm bắt được tình trạng bệnh nhân.
Huyết áp
- Khái niệm huyết áp được hiểu là áp lực của máu tạo lên thành động mạch. Trị số huyết áp tối đa và trị trị số huyết áp tối thiểu là 2 trị số dùng để chẩn đoán huyết áp bình thường là thế nào.
- Những yếu tạo nên huyết áp là sức co bóp tim, các yếu tố thần kinh, lực cản ngoại vi và sức đàn hồi của động mạch.
- Để xác định tình trạng bệnh huyết áp của một người là cao hay thấp, cần thực hiện đo huyết áp nhiều lần trong ngày và duy trì trong nhiều ngày liên tục.
Nhịp thở
- Nhịp thở là hoạt động hít vào lấy khí oxy và thở ra khí cacbonic.
- Nhịp thở là số lần thở được tính trong vòng 1 phút. Nhịp thở trung bình khi con người nghỉ ngơi rơi vào khoảng 15 đến 20 nhịp/phút. Tuy nhiên con số này có thể tăng lên đối với những trường hợp bệnh nặng. Cần lưu ý khi nhịp thở trong 1 phút lớn hơn 25 hoặc bé hơn 12, đây là một dấu hiệu bất thường.
Mạch (nhịp tim)
- Mạch là sự nảy theo nhịp tim và có thể cảm nhận được khi dùng ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên gần cổ tay về phía ngón cái của bệnh nhân, hay còn gọi là bắt mạch.
- Đối với người lớn khỏe mạnh, mạch sẽ thường nằm trong khoảng từ 60 đến 100 mạch/ phút. Ở trẻ em, mạch bé trai sẽ không nhanh như mạch bé gái. Mạch sẽ đập nhanh hơn khi vận động, chơi thể thao, hoặc do các yếu tố bệnh lý, cảm xúc.
Nồng độ bão hòa oxy trong máu
Dùng máy kiểm tra SpO2 để đo nồng độ bão hòa oxy trong máu. Khi chỉ số trên 94%, đây là dấu hiệu bình thường.
Máy theo dõi bệnh nhân
Để dễ dàng trong việc theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, nhằm có thể nhanh chóng nắm bắt được tình hình và đưa ra hướng xử lý phù hợp, ngày nay người ta thường sử dụng các loại máy móc, hiện đại, tân tiến hỗ trợ cho việc này như máy monitor – máy theo dõi bệnh nhân.