các loại hình doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam

Bài viết hay

Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng. Vì vậy, để có thể lựa chọn được một loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển trong tương lai, người chủ doanh nghiệp cần nắm rõ được các loại hình doanh nghiệp hợp pháp nào đang phổ biến tại Việt Nam. Chính vì lý do đó, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về các loại hình doanh nghiệp một cách đầy đủ nhất để bạn tham khảo nhé!

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là một hình thức, cơ cấu doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn ghi nhận. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là một trong các bước cần thực hiện khi có nhu cầu chuyển đổi hoặc thành lập một doanh nghiệp mới.

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp 2020

Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp 2020 tại Việt Nam quy định gồm có các loại hình doanh nghiệp dưới đây:

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Theo Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn (viết tắt là công ty TNHH) bao gồm 2 loại đó là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên.

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến
Có hai loại công ty TNHH

Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH 1 thành viên là loại doanh nghiệp do một tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.

Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Tuy loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phần trừ những trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần nhưng được phép phát hành trái phiếu theo Luật này quy định.

Về cơ cấu tổ chức, công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ được tổ chức, quản lý, hoạt động theo mô hình: Chủ tịch, Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc Hội đồng thành viên. Còn với công ty do cá nhân làm chủ sở hữu thì sẽ có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là cá nhân hay tổ chức. Mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 47 của Luật này. Bên cạnh đó, phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 51, 52, 53 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phần trừ trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần nhưng được phép phát hành trái phiếu và việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân theo Điều 128, 129 của Luật này quy định. 

Về cơ cấu tổ chức, công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm có Chủ tịch hội đồng thành viên và hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc.

>>> Tham khảo ngay: Thủ tục chuyển công ty TNHH thành cổ phần

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp được thành lập nhiều nhất hiện nay. Loại công ty này có những đặc điểm riêng biệt sau đây:

  • Các chủ thể khi tham gia góp vốn vào việc thành lập công ty Cổ phần được gọi là Cổ đông. Cổ đông ở đây là cá nhân hay tổ chức có tư cách pháp luật, quyền hạn tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp theo Luật quy định.
  • Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và không giới hạn thành viên tối đa.
  • Mỗi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp.
  • Vốn điều lệ được chia thành những phần nhỏ được gọi là cổ phần. 
  • Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình theo Luật Doanh nghiệp quy định.
  • Tư cách pháp nhân của công ty cổ phần được tính kể từ ngày cấp “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
  • Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn theo Luật chứng khoán quy định.
  • Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần gồm Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát.
Loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần
Công ty cổ phần

Công ty hợp danh

Những đặc điểm của loại công ty hợp danh được liệt kê dưới đây:

  • Công ty hợp danh bắt buộc phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới một tên chung.
  • Bên cạnh các thành viên hợp danh còn có nhiều thành viên cùng góp vốn.
  • Các thành viên hợp danh phải bắt buộc là cá nhân có đủ tư cách pháp lý về chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp.
  • Các thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp của mình.
  • Tư cách pháp nhân được xác lập bắt đầu từ ngày cấp “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
  • Không được phép phát hành bất kỳ loại một chứng khoán nào.
  • Các thành viên có quyền quản lý công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh, cùng chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty.
  • Các thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định trong điều luật của công ty và các thành viên hợp danh có quyền và lợi ích ngang nhau trong việc đưa ra quyết định để xử lý các vấn đề quản lý công ty.

>>> Tham khảo ngay: Bảng giá dịch vụ thành lập công ty mới nhất

các loại hình doanh nghiệp là công ty hợp danh
Công ty hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân

Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp được mọi người ưa chọn. Bởi họ có thể tự mình làm chủ và kiểm soát hoạt động của công ty theo ý của mình. Sau đây là các đặc điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân:

  • Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Không được phát hành chứng khoán.
  • Mỗi cá nhân chỉ có quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.
  • Doanh nghiệp tư nhân được đăng ký kinh doanh hoạt động theo quy định của Pháp luật, do một cá nhân làm chủ, có trụ sở giao dịch, tài sản và quyền quyết định đối với tất cả hoạt động của công ty.
  • Chủ sở hữu là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.
  • Doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân giống như các loại hình doanh nghiệp khác, vì thế, chủ sở hữu có thể tự mình điều hành hoặc thuê người điều hành, quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp.
loại hình doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm rõ được đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam và có thể lựa chọn một loại hình phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. 

Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi loại hình doanh nghiệp, hãy đến với Công ty Cổ Phần Tư Vấn Trí Luật – Đây là một đơn vị với phương châm “Chất lượng – Phục vụ – Uy tín – Bảo mật” và mong muốn cung cấp các thông tin hữu ích nhất về luật cho quý doanh nghiệp. Đừng quên liên hệ thông qua số hotline 028 7304 5969 hoặc để lại thông tin qua info@triluat.com để được liên hệ tư vấn chi tiết nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *