Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 bao gồm: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, Công ty Cổ Phần, Công ty Hợp Danh và Doanh Nghiệp Tư Nhân. Sau đây, chúng ta hãy cùng Hoàn Cầu Office phân tích các loại hình doanh nghiệp cũng như là làm rõ các ưu, nhược điểm của từng loại hình nhé!
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Contents
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Hiện nay, có mấy loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam? Đây chắc hẳn là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ phía khách hàng, cá nhân sắp thành lập doanh nghiệp/công ty. Để hiểu hơn về các loại hình này, sau đây hãy cùng theo chân Hoàn Cầu Office tìm hiểu kĩ hơn nhé!
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Các loại hình công ty TNHH được quy định tại Chương III của bộ Luật Doanh nghiệp 2020. Loại hình doanh nghiệp này bao gồm một trong những thông tin sau:
Công ty TNHH Một Thành Viên
- Công ty là do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có tư cách pháp nhân.
- Công ty sẽ không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Công ty có quyền được phát hành trái phiếu theo quy định của bộ Luật này và quy định khác có liên quan của pháp luật, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định của bộ Luật Doanh nghiệp 2020.
Công ty TNHH Một Thành Viên
Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên
- Công ty là loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có tư cách pháp nhân.
- Công ty không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Công ty có quyền được phát hành trái phiếu theo quy định của bộ Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại bộ Luật Doanh nghiệp 2020.
Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên
>>> Xem ngay: Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm uy tín chất lượng
Công ty Cổ Phần
- Công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau thì được gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân hay số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa thành viên.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các loại khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng lại mọi cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp khác có liên quan của Luật này.
- Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có tư cách pháp nhân.
- Công ty cổ phần có quyền được phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Công ty Cổ Phần
Công ty Hợp Danh
- Công ty phải có ít nhất là hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty cũng có thể có thêm thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có thể chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
- Thành viên góp vốn trong đó có tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có tư cách pháp nhân.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ các loại chứng khoán nào.
Công ty Hợp Danh
Doanh nghiệp Tư Nhân
- Doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ các loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập tối đa một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được là chủ hộ kinh doanh hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hay mua cổ phần, phần vốn góp đó trong công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Doanh Nghiệp Tư Nhân
>>> Tìm hiểu thêm: https://hoancauoffice.vn/dich-vu-ke-toan-tron-goi/
Ưu, nhược điểm của loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
Các loại hình doanh nghiệp | Ưu điểm | Nhược điểm |
Công ty TNHH Một thành viên |
|
|
Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên |
|
|
Công ty Cổ Phần |
|
|
Công ty Hợp Danh |
|
|
Doanh Nghiệp Tư Nhân |
|
|
Loại hình doanh nghiệp nào ở Việt Nam phổ biến hiện nay?
Trong số các loại hình doanh nghiệp trên đây, hiện nay phổ biến nhất vẫn là công ty TNHH và công ty cổ phần, lý do như sau:
– Đây là những loại hình doanh nghiệp mà cổ đông (đối với công ty cổ phần) và chủ sở hữu (đối với công ty TNHH) do đó chỉ phải chịu trách nhiệm trong phần vốn mà họ góp vốn của mình về các nghĩa vụ của công ty, không phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình như đối với các thành viên hợp danh của công ty hợp danh hay chủ doanh nghiệp tư nhân.
– Được phát hành trái phiếu cũng như trái phiếu hay cổ phần (nếu là công ty cổ phần) nên rất dễ dàng trong việc huy động các nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh….
Trên đây là một số thông tin cơ bản về các loại hình doanh nghiệp hiện nay cũng như làm rõ các mặt ưu điểm và hạn chế của nó. Tùy theo vào nhu cầu, khả năng của từng cá nhân hay tổ chức để từ đó lựa chọn mô hình thành lập phù hợp. Nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp/công ty, vui lòng liên hệ Hoàn Cầu Office qua số hotline 0901.668.835 để được hỗ trợ.