Quy trình lắp đặt giàn giáo bao giờ cũng là công đoạn quan trọng trong thi công xây dựng. Bởi giàn giáo chính là thiết bị giữ vai trò đảm bảo an toàn và quyết định tiến độ nhanh hay chậm của công trình đang thi công. Vì thế mà nhà thầu cần thiết phải dùng bộ giàn giáo có chất lượng và cần tìm hiểu kỹ quy trình lắp đặt giàn giáo chuẩn.
Contents
Quy trình lắp đặt giàn giáo xây dựng an toàn, đúng cách
Quy trình lắp đặt giàn giáo chuẩn để đảm bảo an toàn cần phải thực hiện bởi những người công nhận có kinh nghiệm và hiểu biết. Một hệ thống giàn giáo đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản theo quy định như sau:
Xem thêm: Giá bán giàn giáo 1 bộ giàn giáo khung
Quy trình lắp đặt giàn giáo được chuẩn bị từ các khâu
Yếu tố cần thiết trước tiên là người lao động cần có sức khỏe và không sợ độ cao bởi công việc lắp đặt giàn giáo sẽ được thực hiện ở độ cao cách mặt đất là 2m và có thể cao lên đến chục mét.
Người lắp đặt giàn giáo cần có kiến thực về cách kiểm tra chất lượng giàn giáo cơ bản và được hướng dẫn chuyên biệt cho các mục đích liên quan đến sử dụng giàn giáo và bắt buộc phải có chứng chỉ đã tham gia vào các lớp tập luyện về an toàn trong lao động và được trang bị đầy đủ bảo hộ cần thiết.
Trước khi tiến hành lắp đặt giàn giáo cần kiểm tra chất lượng giàn và những chứng nhận xét được duyệt chính thức bao gồm bản vẽ thiết kế cùng với các chú thích. Trong quá trình lắp đặt cần có sự chỉ đạo hoặc giám sát của các bộ phận kỹ thuật có liên quan.
Về mặt bằng nơi lắp giàn giáo phải ổn định và có rãnh thoát nước tốt.
Cột đỡ giàn giáo cùng với giá đỡ cần đặt thẳng đứng và được giằng neo theo đúng như thiết kế. Chân cột đỡ phải được kê đệm chống lún và chống trượt không được dùng gạch hay đá thay thế.’
Xem thêm: Kích thước giàn giáo trong xây dựng
Khâu “Lắp dựng cột chống”
Trong quá trình lắp đặt giàn giáo, khâu chuẩn bị cột chống được xem là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Tất cả các khung cột được chống đều được thực hiện như bản vẽ thiết kế được bộ phận kỹ thuật đưa ra. Trình tự thực hiện như sau:
Đặt bệ kích, sử dụng thanh giằng ngang và giằng chéo để liên kết các bệ kích với nhau.
Lắp khung tam giác vào trong từng bệ kích và điều chỉnh các bộ phận cuối của khung này tiếp với với đai ốc cánh.
Lắp thanh giằng nằm ngang và thanh giằng chéo
Lồng các khớp nối và siết chặt lại bằng chốt giữ khớp nối. Sau đó thì tiếp tục chồng các khung tam giác cho đến khi đạt được độ cao yêu cầu.
Lắp bệ kích đỡ ở phía trên, ở những góc của khung tam giác.
Giá đỡ sau khi lắp dựng xong phải điều chỉnh được chiều cao trong khoảng từ 0 – 750mm. thông qua bệ kích ở phía trên và phía dưới.
Lắp các thanh giằng ngang theo 2 phương vuông góc và chống chuyển vị bằng giằng chéo.
Trong khi lắp giàn không được thay thế các bộ phận hay các phụ kiện của chân chống bằng thiết bị khác.
Sử dụng đai ốc cánh kể các bệ kích để liên kết chắc chắn chân chống.
Sau khi đã hoàn tất, bộ phận kỹ thuật phụ trách giám sát công trình sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu: Tổng chiều dài chung cùng với chiều dài các đốt, góc gãy giữa đoạn này với các đoạn kia, kích thước giữa vách ngang cơ bản, độ lệch tâm của phân đoạn cùng sự đầy đủ của bộ phận lắp ráp theo thiết kế cùng với tính tổng thể của toàn bộ cột. Đây chính là yêu cầu cơ bản cũng như bắt bước trong quá trình dựng giàn giáo để đảm bảo an toàn cho công trình sau này.
Xem lại chủ đề: Giàn giáo xây dựng là gì? Các loại giàn giáo trong xây dựng
Khâu lắp đặt giàn giáo hoàn chỉnh
Giàn giáo liên quan trực tiếp đến tính mạng của toàn bộ công nhân thi công trong công trình. Trong bối cảnh ngày càng nhiều tin tức về sập giàn giáo gây thiệt hại về người và cùng uy tín của nhà thầu thì quy trình lắp đặt giàn giáo ban đầu lại càng quan trọng hơn cả.
Số lượng móc treo cùng với dây chằng của giàn giáo cùng với giá đỡ phải tuân thủ đúng thiết kế và được phép neo vào bộ phận có kết cấu kém ổn định như là ban công, lan can.
Chiều rộng của sàn thao tác không được nhỏ hơn 1m, giữa sàn cùng với công trình phải chừa một kẽ hở 10cm. Sàn giàn giáo phải bằng phẳng, đầu ván phải khít và ghim chắc vào sàn.
Đối với giàn giáo cao từ 6m trở lên cần lắp ít nhất 2 giàn: Làm việc ở sàn phía trên và dùng sàn phía dưới để bảo vệ.
Đối với giàn giáo cao trên 12m dành hẳn một khoang giàn giáo làm cầu thang (có độ dốc không quá 60o và có tay vịn).
Tải trọng đặt lên giàn giáo, giá đỡ phải phù hợp với thiết kế, công nhân không được tập trung một chỗ hoặc tập kết quá nhiều vật tư, thiết bị để tránh vượt quá tải trọng cho phép.
Giám sát thi công phải kiểm tra giàn giáo và giá đỡ để đảm bảo an toàn cho người lao động trên bộ phận này và phải được tổ chức thường xuyên.
Tổ chức kiểm tra độ an toàn của giàn giáo. Nếu phát hiện có hư hỏng thì phải tạm ngừng công việc để sửa chữa trước khi tiếp tục công việc.
Kết thúc ca làm việc không được để lại giàn giáo, dụng cụ, giàn giáo thép lắp ghép phải giữ khoảng cách tối thiểu 5m tính từ đường dây điện và phải báo cáo yêu cầu cắt điện vĩnh viễn cho đến khi kết thúc ca làm việc.
Đối với những giàn giáo có chiều cao trên 4m phải thực hiện các biện pháp đảm bảo chống sét, trừ trường hợp giàn giáo nằm trong khu vực chống sét có sẵn.
Như vậy, để đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng, nhà thầu cần quan tâm đến nhiều yêu cầu trong quy trình lắp dựng giàn giáo đúng chuẩn. Bên cạnh đó còn phải chọn nhà cung cấp giàn giáo uy tín như Tân An Phát tại Website: https://giangiaoanphat.com/ để đảm bảo về chất lượng của giàn giáo.