Giàn giáo xây dựng là gì

Giàn giáo xây dựng là gì? Các loại giàn giáo trong xây dựng

Xây dựng

Giàn giáo xây dựng là gì? Có bao nhiêu loại được dùng trong công trình xây dựng? Đây là câu hỏi mà chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hình dung được, nhất là người ngoài nghề xây dựng.

Vì giàn giáo xây dựng theo từng giai đoạn sẽ có sự cải tiến về chất lượng cũng như sự tiện dụng để thuận tiện nhất trong thi công.

Như thế nào là giàn giáo xây dựng?

Giàn giáo xây dựng chính là thiết bị được sử dụng để chống đỡ cho hệ coppha sàn bê tông với công dụng bao che an toàn thi công xây dựng.

Giàn giáo xây dựng là gì
Giàn giáo xây dựng là gì

Đặc thù của giàn giáo được thiết kế nhiều loại để tối ưu về tính an toàn và tối giản chi phí cho từng công việc mà con người sáng chế ra những loại phù hợp nhất.

Giả dự như giàn giáo coma được sử dụng để chống dầm cầu đường bởi chịu được trọng tải lớn.

Giàn giáo khung thì sử dụng bao che và lắp đặt để thao tác thuận tiện trong nhà xưởng và xí nghiệp.

Giàn giáo xây dựng có mấy loại? Đó là những loại nào?

Giàn giáo xây dựng được phân loại theo chất liệu và công dụng, cụ thể:

Giàn giáo theo chất liệu:

Phần lớn những loại giàn giáo dùng trong xây dựng này được sản xuất bằng thép, hợp kim cứng cáp để đảm bảo an toàn cho hệ thống giàn giáo gồm có: Giàn giáo mạ kẽm và một loại nữa là giàn giáo sơn dầu.

Xem thêm: Giá bán sản phẩm giàn giáo mạ kẽm

Giàn giáo theo chất liệu
Giàn giáo theo chất liệu: Mạ kẽm và sơn dầu

Dù là loại kẽm hay sơn dầu thì đều có một lớp phủ ở bên ngoài, bao phủ và che chắn toàn bộ bề mặt của kim loại để chống oxy hóa giúp tăng tuổi thọ cho giàn giáo. Hơn nữa, lớp phủ còn đem lại tính thẩm mỹ cho hệ giàn giáo.

Nhưng giá thành của sản phẩm chính là điểm khác biệt lớn nhất: So sánh về giá cả thì loại giàn giáo mạ kẽm có giá thành con hơn nhiều so với giàn giáo sơn dầu với lớp dầu thường hay bong tróc và trầy.

Giàn giáo phân loại theo công dụng:

Có nhiều loại giàn giáo xây dựng, mỗi loại có công dụng và chức năng cơ bản khó có thể thay thế và dựa vào chức năng này để phân loại như sau:

Giàn giáo nêm, giàn giáo khung ( truyền thống), giàn giáo Ringlock, giàn giáo coma và cuối cùng là giàn giáo thủy lực.

Bên dưới đây là chi tiết từng loại giàn giáo:

Giàn giáo khung

Là giàn giáo truyền thống có tên gọi khác là khung giàn giáo, giàn giáo tiếp, giàn giáo chữ h. Loại giàn này có xuất xứ lâu đời và được nhiều người sử dụng nhất hầu như bạn sẽ bắt gặp ở hầu hết các công trình xây dựng.

Giàn giáo khung rất chắc chắn có thể chịu được trọng tải lớn được sản xuất với công nghệ hàn MIG hiện đại với chất liệu thép phi 42, dày 2mm và trọng lượng cơ bản là 1.7m (12,5 kg).

Một bộ giàn giáo khung gồm có: Khung giàn giáo, kích tăng, cây chống tăng, giằng chéo, mâm giàn giáo.

Công dụng của giằng chéo là chịu lực và cố định khung, thường kích thước tiêu chuẩn tương ứng với kích thước của khung giàn giáo là 1960mm và 1710mm.

Giàn giáo khung thường được dùng phổ biến hiện nay là giàn giáo khung mã kèm và giàn giáo khung sơn dầu.

Giàn giáo nêm (Vietform)

Là giàn giáo có tác dụng chống sàn và được dùng trong công tác chịu lực khi đổ bê tông, kết cấu bê tông và là giải pháp tốt nhất để đồ dầm, sàn và cột,… chủ yếu dùng trong các công trình lớn.

Xem thêm: Giàn giáo nêm là gì

Giàn giáo nêm (Vietform)
Giàn giáo nêm (Vietform)

Gồm có 2 loại cơ bản: giàn giáo nêm mạ kẽm và loại sơn dầu.

Một bộ giàn giáo nêm gồm có: Chống đứng, giằng chéo, giằng ngang, hệ chống đà biên và những phụ kiện liên kết qua các linh kiện như là chốt nêm và u liên kết,…

Kích thước nhỏ gọn loại giằng ngang: 1500mm, 1200mm, 1000mm, 600mm, 500mm và loại chống đứng nêm: 3000mm, 2500mm, 2000mm, 1500mm, 1000mm, do đó dễ lắp đặt, di chuyển hay tháo giỡ.

Giàn giáo Ringlock (Đĩa)

Ở trên thị trường xây dựng ở Việt Nam hiện nay sử dụng hệ giàn giáo đĩa này khá nhiều, nhất là ở các nước Mỹ, Pháp, Ý, Đức và Anh,….lại thông dụng hơn.

Có cấu tạo tương tự với giàn giáo nêm nhưng chỉ khác ở mối liên kết được thiết kế đặc biệt hơn, giống với mẫm đĩa tuy nhiên có nhiều ưu điểm hơn.

Hệ giàn giáo đĩa được cấu tạo bởi: Thanh giằng, chống consol và đà chống,…

Thanh giằng của giàn giáo đĩa được làm từ thép dày (2-2,4mm) có chiều dài 1.000 mm-2.500mm.

Thanh chống đà và consol thì có chiều dài là 1.200mm.

Ưu điểm đặc biệt so với các loại gian giáo khác thì giàn giáo đĩa chắc chắn hơn và có thể chịu được trọng tải rất lớn và hơn nữa nhưng điểm kết nối trong hệ giàn giáo chắc đến mức có thể giàn thanh chống ở giữa để có thể không gian hơn cho công trình và vẫn đảm bảo được độ chắc chắn và an toàn.

Giàn giáo coma

Là giàn giáo đặc thù cho các công trình xây dựng cầu đường bởi sức chịu được của nó cao hơn giàn giáo khung và giàn giáo nêm.

Giàn giáo coma
Giàn giáo coma

Có dạng chữ A được dùng như một chân chống vạn năng với thiết kế dựa theo nguyên tắc khung tam giác. Lắp đặt được xếp chồng và tạo nên trụ giáo có chân đế hình vuông và cạnh là 1200x1200mm. Hoặc chân đế có hình tam giác cạnh là 120mm.

Giàn giáo thủy lực

Giàn giáo thủy lực được nâng lên và điều khiển bởi một hệ thống thủy lực.

Bên trong hệ thống thủy lực, dầu được dùng như môi chất để truyền lực và bôi trơn các bề mặt tiếp xúc và được luân chuyển trong hệ tuần hoàn kín thông qua bơm dầu cùng các cơ cấu điều khiển.

Giàn giáo thủy lực có 3 bộ phận chính là thanh trụ kích, khung kích cùng với kích.

Thanh trụ kích hay tỳ kích được làm với chất liệu thép có nhiệm vụ tỳ kích và tiếp nhận toàn bộ tải trọng từ khung kích truyền thống xuống kết cấu bê tông.

Khung kích được làm bằng gỗ hoặc là kim loại giữ vai trò tiếp nhận toàn bộ tải trọng của ván khuôn và kích, sàn nâng trọng tải của bê tông và trọng tải khác trong quá trình thi công.

Kích giữ chức năng đưa toàn bộ ván khuôn cùng với sàn nâng trượt lên dọc theo các ty kích nhờ vào áp lực của dầu. Kích thủy lực có kích thước nhỏ nhưng lại có công suất lớn và sử dụng khá đơn giản và tiện lợi nên rất được ưa chuộng.

Ở trên là khái niệm cơ bản về giàn giáo xây dựng và các loại giàn giáo được dùng phổ biến trong công trình xây dựng. Nếu như bạn còn băn khoăn gì về loại giàn giáo này thì hãy liên hệ với chúng tôi, Tân An Phát sẵn sàng tư vấn mọi khía cạnh về giàn giáo hoàn toàn miễn phí cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *