Chứng chỉ CEFR là một tiêu chuẩn quốc tế được công nhận rộng rãi ở châu Âu và trên toàn thế giới. Hệ thống này được phát triển bởi Hội đồng Châu Âu và chia thành 6 cấp độ từ A1 đến C2. Nó đánh giá và mô tả mức độ thành thạo ngoại ngữ của một người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin cụ thể chi tiết cần biết về chứng chỉ CEFR là gì.
Chứng chỉ CEFR là gì?
Chứng chỉ CEFR (Common European Framework of Reference for Languages – Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu) là một bộ quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá và mô tả trình độ thành thạo ngoại ngữ của học viên học tiếng nước ngoài được công nhận ở châu Âu và trên toàn thế giới.
Chứng chỉ này được ra đời bởi Hội đồng Châu Âu trong những năm thập niên 1990, nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các giáo viên ngoại ngữ tại các quốc gia Châu Âu. Thông qua các bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, Hội đồng Châu Âu mong muốn hướng dẫn cho các tổ chức, các trường, và nhà tuyển dụng đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ của ứng viên.
Cấp độ của chứng chỉ CEFR là gì?
CEFR đặt ra 6 trình độ thành thạo ngoại ngữ khác nhau:
- Mới bắt đầu (Breakthrough or Beginner) – CEFR A1:
- Người học có thể hiểu và diễn đạt, sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ đơn giản để giao tiếp cơ bản.
- Có thể giới thiệu bản thân, trao đổi thông tin cá nhân đơn giản, nói chuyện và giao tiếp với người có tốc độ nói chậm, rõ ràng.
- Sơ cấp (Waystage or Elementary) – CEFR A2:
- Hiểu được câu và cụm từ thông thường.
- Có khả năng giao tiếp về các chủ đề cơ bản như gia đình, mua sắm, địa lý, và giới thiệu bản thân.
Cấp độ A1 và A2 chứng nhận người học có khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ bản.
- Trung cấp (Threshold or Intermediate) – CEFR B1:
- Có khả năng hiểu ý chính của các đoạn văn liên quan đến du lịch, trường học, và sở thích cá nhân.
- Có thể viết và nói về các chủ đề đơn giản như sở thích, trải nghiệm cá nhân, và ước mơ.
- Trung cao cấp (Vantage or Upper Intermediate) – CEFR B2:
- Hiểu được nội dung chính trong các văn bản phức tạp hơn.
- Có khả năng giao tiếp lưu loát hơn với người bản xứ.
- Viết và nói các câu rõ ràng với nhiều chủ đề khác nhau, chia sẻ và bày tỏ quan điểm về các vấn đề.
Cấp độ B1 và B2 chứng nhận người học có khả năng sử dụng ngôn ngữ ở mức trung bình.
- Cao cấp (Effective Operational Proficiency or Advanced) – CEFR C1:
- Có khả năng hiểu các loại văn bản dài và phức tạp.
- Sử dụng ngôn ngữ thành thạo để phục vụ các mục đích khác nhau.
- Có thể tham gia các cuộc trò chuyện phức tạp và viết nói về nhiều lĩnh vực.
- Thành thạo (Mastery or Proficiency) – CEFR C2:
- Có khả năng hiểu hết mọi thông tin và các chủ đề khác nhau.
- Giao tiếp tự nhiên trôi chảy trong các tình huống phức tạp và tham gia tích cực trong môi trường học thuật hay công việc.
Cấp độ C1 và C2 chứng nhận người học có khả năng sử dụng ngôn ngữ ở mức cao và rất cao.
Cấp độ của CEFR level là gì?
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Tất tần tật về chứng chỉ A Level: Lựa chọn thông minh cho con đường học vấn
Lợi ích của bằng CEFR là gì?
Chứng chỉ CEFR không chỉ giúp bạn xác định trình độ ngoại ngữ mà còn mang lại những lợi ích quan trọng như:
- Chứng minh trình độ ngoại ngữ: CEFR là một bằng chứng quốc tế về trình độ ngôn ngữ của bạn, hữu ích khi xin việc, xin học bổng hoặc cần chứng minh khả năng tiếng nước ngoài.
- Tự tin hơn trong giao tiếp: Nắm bắt được trình độ của mình có thể tạo sự tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài.
- Xác định trình độ ngoại ngữ: CEFR giúp bạn hiểu rõ về khả năng của mình trong các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết.
Lợi ích của chứng chỉ CEFR
Như vậy là bạn đã biết thêm nhiều thông tin về chứng chỉ CEFR là gì thông qua bài viết này. Chứng chỉ CEFR không đơn giản chỉ là một bằng chứng quốc tế về trình độ ngôn ngữ, mà còn có thể hữu ích khi xin việc, xin học bổng hoặc khi cần chứng minh khả năng tiếng nước ngoài. Nắm bắt được trình độ của mình sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng.
Nếu bạn đang quan tâm đến việc thi chứng chỉ CEFR, hãy tìm hiểu thêm tại các trung tâm uy tín trên toàn quốc, nơi có thể cam kết đầu ra chuẩn CEFR cho học viên.
>> XEM THÊM:
Chứng chỉ IGCSE: Bí quyết chinh phục du học Mỹ